Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

IS thất thủ, hành quyết để trả thù bùng lên ở Tikrit

Đám đông giận dữ hò reo, cổ vũ việc hành quyết những người bị nghi là thành viên lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở thành phố vừa thất thủ.

Cướp bóc và hành quyết ở Tikrit sau khi IS thất thủ

Xác người bị kéo lê trên đường ở Tikrit, Iraq. Ảnh: Reuters

Phóng viên Reuters có mặt tại Tikrit chứng kiến cảnh hai cảnh sát liên bang đâm liên tiếp vào người đàn ông bị nghi ngờ là phiến quân Hồi giáo trước sự hò reo của đám đông, gần trụ sở một tòa nhà chính phủ. Cuối cùng, họ dùng dao cắt cổ nạn nhân, kết thúc vụ hành quyết để trả thù cho "trung tá Imad", người thiệt mạng vài hôm trước trong một vụ nổ bom.

Sau khi IS thất thủ ở Tikrit 2 ngày trước, bạo lực và cướp bóc bùng lên dữ dội tại thành phố của người Hồi giáo dòng Sunni. Ngoài việc hành quyết dã man một nghi can, phóng viên Reuters cũng nhìn thấy chiếc xe của nhóm dân quân người Shi’ite, đồng minh với quân đội Iraq, kéo lê một xác chết qua các tuyến phố.

Theo các quan chức địa phương, tình trạng lộn xộn ở Tikrit xảy ra liên tiếp. Hai quan chức an ninh giấu tên hôm 3/4 cho biết, hàng chục ngôi nhà trong thành phố bị đốt. Các nhóm dân quân người Shi’ite cướp bóc các cửa hàng của người dân trong khi lực lượng an ninh chính phủ sợ đối đầu với các tay súng này. Tới cuối ngày hôm qua, tình hình thành phố đã vượt tầm kiểm soát của nhà chức trách.

Ahmed al-Kraim, quan chức địa phương, xác nhận: “Hàng trăm ngôi nhà bị đốt phá. Thành phố bị thiêu rụi ngay trước mắt nhưng chúng tôi không thể kiểm soát tình hình”.

Tại Iraq, mối quan hệ giữa người Hồi giáo theo dòng Shi’ite chiếm đa số và người Sunni thiểu số là một trong những vấn đề nan giải. Quân đội Iraq phát động chiến dịch giải phóng Tikrit nhằm đẩy lui các tay súng IS, giành lại quyền kiểm soát đất nước. Tuy nhiên, cướp bóc và bạo lực sau giải phóng ở Tikrit có thể khiến chiến thắng trở nên vô nghĩa.

Tình trạng hỗn loạn có thể khiến người Iraq dòng Sunni nghi ngờ khả năng lãnh đạo của chính quyền trung ương do người Shi’ite nắm giữ. Họ có lý do để tin rằng chính phủ coi cộng đồng của mình như những kẻ khủng bố. Với những gì đang xảy ra ở Tikrit, người Sunni ở Iraq sẽ không ủng hộ, hay thậm chí kháng cự lại nỗ lực chống IS của chính phủ Iraq.

Hơn 30 nhóm thánh chiến trên thế giới tuyên bố ủng hộ IS

Tổ chức IntelCenter (Mỹ) cho biết, hơn 20 nhóm thánh chiến tuyên bố trung thành và 10 nhóm khác bày tỏ sự ủng hộ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Chính quyền Iraq bất lực

Vào ngày 3/4, chính phủ Iraq nỗ lực đảm bảo tất cả các bên ở Tikrit sẽ tuân thủ mệnh lệnh. Thủ tướng Iraq Haidar al-Abadi kêu gọi lực lượng an ninh bắt giữ những người vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, khi phóng viên Reuters đề cập tới các trường hợp hành quyết man rợ ở Tikrits, Rafid Jaboori, người phát ngôn của thủ tướng Iraq, cho biết, ông Abadi không thể giải quyết được những sự cố đơn lẻ.

Ông Jaboori nhấn mạnh: “Đời sống và tài sản của người dân cần được ưu tiên trong chiến dịch giải phóng ở Tikrit hay các thành phố khác trên lãnh thổ Iraq”. Tuy nhiên, các nhà lập pháp người Sunni tới thăm Tikrit phàn nàn rằng lực lượng an ninh dường như không hành động để bảo vệ người dân trước sự lộng hành của các nhóm dân quân.

Ngoài các cửa hàng của người dân, tòa nhà công quyền ở Tikrit cũng trở thành mục tiêu bị cướp phá. Những chiếc xe tải chạy khỏi thành phố, mang theo tủ lạnh, điều hòa, máy tính và đồ nội thất. Một tay súng đi chiếc xe đạp màu đỏ hân hoan nói: “Tôi luôn mơ ước có chiếc xe tương tự từ lúc còn rất nhỏ”.

Những khu vực chiến tranh ác liệt nhất hành tinh

76.000 người thiệt mạng ở Syria khiến quốc gia này trở thành một trong những khu vực chiến tranh tồi tệ nhất thế giới.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm