Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Iraq không cho lính Mỹ ra khỏi căn cứ cho tới khi rời đi

Đại diện quân đội Iraq cho biết binh sĩ Mỹ hiện diện tại nước này sẽ bị giới hạn hoạt động và không được rời khỏi căn cứ trong thời gian xây dựng kế hoạch rút quân.

Theo New York Times, phát ngôn viên của quân đội Iraq Abdul Karim Khalaf hôm 6/1 cho biết binh sĩ Mỹ hiện đồn trú tại quốc gia Trung Đông này trong những ngày tới sẽ bị giới hạn hoạt động và chỉ được phép tham gia huấn luyện và cố vấn cho quân đội Iraq.

Quân đội Iraq cũng cho biết binh sĩ Mỹ không được phép rời khỏi căn cứ, tới khi kế hoạch rút quân được xây dựng. Các lực lượng Mỹ cũng sẽ không được tiến hành các chuyến bay trong không phận Iraq.

Trong ngày 6/1, cả chính phủ và quốc hội Iraq đều không công bố thông tin về thời gian biểu cho kế hoạch rút quân đội nước ngoài khỏi nước này, cũng như liệu việc rút quân áp dụng cho toàn bộ hay chỉ một phần lực lượng nước ngoài đang đóng quân tại Iraq tham gia liên minh quốc tế chống IS.

quan doi My khong duoc roi khoi can cu anh 1

Binh sĩ Mỹ trong buổi huấn luyện cho quân đội Iraq. Ảnh: AP.

Sau những phát ngôn cứng rắn về việc yêu cầu Mỹ rút toàn bộ lực lượng, Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi đã có bước đi mềm mỏng hơn sau cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tối 5/1.

Trong thông điệp đăng tải trên Twitter cá nhân, ông Mahdi cho biết sẵn sàng tìm kiếm phương án thay thế cho việc rút toàn bộ quân đội nước ngoài khỏi Iraq.

Ông Mahdi cho biết lãnh đạo Iraq và Pháp đã thảo luận về phương án rút quân mà "không làm tổn hại tới liên minh quốc tế chống IS, bảo vệ chủ quyền của Iraq, và không làm rạn nứt quan hệ của Iraq với các nước thuộc liên minh quốc tế".

Các chuyên gia nhận định phương án nêu trên sẽ khó khả thi nếu không có sự hiện diện của Mỹ tại Iraq, trong bối cảnh lực lượng quân đội các nước khó có khả năng tiếp tục tham chiến nếu thiếu đi sự hỗ trợ từ hỏa lực Mỹ.

Trước đó, quốc hội Iraq đã bỏ phiếu thông qua quyết định hủy bỏ thỏa thuận an ninh với liên minh chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng do Mỹ dẫn đầu, đồng nghĩa với việc chấm dứt cơ sở cho quân đội nước ngoài hiện diện tại Iraq.

Cuộc bỏ phiếu được tiến hành với sự tham gia của các nghị sĩ Hồi giáo dòng Shiite hiện chiếm đa số quốc hội, trong khi các nghị sĩ Hồi giáo dòng Sunni và người Kurds không có mặt.

Dù các nhà lập pháp đã thông qua nhưng kết quả này vẫn chưa phải là “phán quyết cuối cùng” đối với sự hiện diện của binh lính Mỹ tại Iraq cho tới khi Thủ tướng Adel Abdul Mahdi ký thành luật.

Tương quan sức mạnh quân sự giữa Mỹ - Iran Quân đội Iran mạnh về chiến thuật tác chiến phi đối xứng, trong khi Mỹ sở hữu những vũ khí quân sự tiên tiến nhất.

Lễ viếng 'triệu người' cho tướng Soleimani khiến Tehran tắc nghẽn

Thủ đô Tehran rơi vào tình trạng tắc nghẽn khi hàng triệu người Iran xuống đường tham dự lễ cầu nguyện Tư lệnh Qassem Soleimani, người thiệt mạng trong vụ không kích hôm 3/1.

Lính Mỹ tức tốc lên đường sang Trung Đông sau vụ ám sát tư lệnh Iran

Hàng trăm binh sĩ Mỹ được triển khai từ căn cứ quân sự Fort Bragg đến Kuwait như quân tiếp viện ở Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau vụ ám sát tướng Iran.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm