Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Internet VN 2020 - 5G, giang hồ mạng, quảng cáo 'ba đời nhận chữa'

5G là điểm sáng về Internet ở Việt Nam trong năm qua. Trong khi các nền tảng lớn vẫn bộc lộ những mặt đen tối, chạy theo lợi nhuận bất chấp ảnh hưởng đến cộng đồng.

Nhưng nhờ có công nghệ, Internet, thế giới vẫn tiếp tục được vận hành theo một cách khác biệt. Nhiều công ty công nghệ vươn mình trỗi dậy bằng việc giải quyết các bài toán về kết nối con người với nhau. Tuy vậy, Covid-19 cũng phơi bày những bất cập, mặt tối mà ngành công nghệ đang gặp phải.

Sự bùng nổ của các ứng dụng học và làm việc trực tuyến

Từ tháng 4, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị cách ly toàn xã hội trong 15 ngày. Nhu cầu tiếp tục học tập của học sinh cả nước tăng nhanh. Hàng loạt các ứng dụng học trực tuyến ra đời như VNedu, OLM, SMAS. Trong đó, cái tên Zoom được sử dụng phổ biến nhất.

su kien noi bat 2020 anh 1

Ứng dụng Zoom tăng trưởng mạnh mẽ trong dịch Covid-19. Tuy vậy, nhiều lỗ hổng vận hành của ứng dụng này cũng được phơi bày.

Cùng với sự phát triển người dùng tăng chóng mặt trong thời gian ngắn, nhiều lỗ hổng vận hành, bảo mật của ứng dụng Zoom được phơi bày.

Tại Việt Nam, nhiều nhóm Facebook được tạo ra để chia sẻ mật khẩu và mã số phòng học trực tuyến Zoom với mục đích cho người lạ vào quấy phá.

Bài viết chi tiết tại đây.

Tin giả đầy rẫy mạng xã hội

Cũng trong những ngày đầu dịch Covid-19, tin giả trở thành vấn nạn xã hội nguy hiểm tại Việt Nam. Nhiều thuyết âm mưu, bài thuốc giả chữa trị Covid-19 được chia sẻ rộng khắp các nền tảng mạng xã hội từ YouTube đến Facebook.

su kien noi bat 2020 anh 2

Lợi dụng sự quan tâm của người dân về Covid-19, nhiều tài khoản mạng xã hội đã đăng tải tin giả, gây hoang mang dư luận.

Nhiều tài khoản Facebook, YouTube đã bị cơ quan chức năng phạt hành chính về những thông tin giả gây hoang mang. Thống kê trong 5 ngày cuối tháng 7, cả nước đã có 30 trường hợp vi phạm đăng tin sai sự thật gây hoang mang dư luận bị cơ quan chức năng xử lý.

Cơ quan chức năng khuyến nghị người dân cần cẩn trọng, không đăng và chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng. Theo Nghị định mới, các hành vi chia sẻ, tung tin giả mạo lên Facebook và các mạng xã hội, gây hoang mang dư luận sẽ bị xử phạt lên tới 20 triệu đồng, thậm chí bị xử lý hình sự, tùy mức độ nghiêm trọng.

Bài viết chi tiết tại đây.

Lừa đảo trong ngành thương mại điện tử tăng nhanh

Trong thời gian cách ly toàn xã hội, nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao tạo điều kiện cho hàng loạt hình thức lừa đảo qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội phát triển.

su kien noi bat 2020 anh 3

Người dùng mua vật tư y tế trên mạng xã hội cũng trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.

Cuối tháng 7, Zing ghi nhận nhiều trường hợp lợi dụng sự quan tâm của người dân về mặt hàng khẩu trang, nhiều tài khoản Facebook đã lừa hàng chục triệu đồng. Với lý do khan hiếm hàng hóa, các đối tượng lừa đảo yêu cầu người dùng chuyển tiền trước khi nhận hàng và chiếm đoạt toàn bộ.

Bên cạnh đó, các chiêu trò như ship lụi hàng hóa, tự động hủy đơn để giao hàng ngoài trên các sàn thương mại điện tử cũng khiến người dân mất lòng tin vào phương thức mua sắm online.

Bài viết chi tiết tại đây.

Độc quyền Internet vẫn còn hiện diện

Khi nhu cầu làm việc và học tập tại nhà tăng cao, người dân mới bắt đầu nhận ra Internet quan trọng đến mức nào. Điều này đã phơi bày thực trạng về Internet tại khu đô thị mẫu đầu tiên của thành phố. Tháng 4, người dân sinh sống tại Phú Mỹ Hưng “kêu cứu” về hạ tầng Internet chậm chạp, giá đắt đỏ nhiều năm liền tại đây.

su kien noi bat 2020 anh 4

Người dân Phú Mỹ Hưng nhiều năm chịu cảnh mạng chậm giá cao.

Với gói cước 40 Mbps, New Life, đơn vị độc quyền phân phối Internet tại Phú Mỹ Hưng bán cho người dân giá 770.000 đồng/tháng. Trong khi đó, các nhà cung cấp Internet (ISP) trên thị trường đang phân phối gói này với giá 350.000 đồng/tháng. Tuy vậy, chất lượng của gói cáp quang do New Life cung cấp bị người dân phản ánh có chất lượng quá tệ.

Sự việc chỉ đi đến hồi kết khi New Life bị thanh tra, sau đó chấp nhận hạ 60% giá cước và cải thiện chất lượng dịch vụ Internet của công ty.

Tuyến bài chi tiết tại đây.

Mạng 5G xuất hiện tại Việt Nam

Ngày 22/1, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã ký quyết định cấp phép triển khai thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông 5G cho nhà mạng Viettel.

Cuối năm 2020, người dùng Việt đón nhận tin vui từ các nhà mạng khi một số khu vực ở Hà Nội và TP.HCM đã có sóng 5G.

su kien noi bat 2020 anh 5

Kết quả thử nghiệm 5G của nhà mạng Vinaphone.

Từ chiều 26/11, nhà mạng Vinaphone đã bắt đầu thử nghiệm dịch vụ 5G tại 2 điểm trung tâm thành phố HN và TP.HCM. Đây là những điểm thử nghiệm đầu tiên dành cho người dùng cuối của Vinaphone. Đến ngày 30/1, Viettel cũng cho thử nghiệm mạng 5G tại Thành phố Thủ Đức. Trong khi đó, MobiFone đã cho thử nghiệm 5G tại quận 1, TP.HCM.

Mô hình đa cấp cờ bạc núp bóng tài chính mới

Cũng trong năm 2020 khi kinh tế nhiều người dân gặp khó khăn vì Covid-19, nhiều mô hình đa cấp, cờ bạc nở rộ, trong đó Wefinex là cái tên điển hình.

Thực chất, Wefinex là mô hình cá cược núp bóng giao dịch tài chính hay còn gọi là quyền chọn nhị phân. "Nhà đầu tư" Wefinex không mua tài sản mà chỉ đặt cược vào biến động của các loại tài sản như dầu, vàng, Bitcoin...

su kien noi bat 2020 anh 6

Đa cấp cá cược núp bóng giao dịch tài chính nở rộ tại Việt Nam trong năm 2020.

Không người đại diện pháp luật, không ban điều hành, trụ sở ở nơi hẻo lánh, Wefinex vẫn "tuyên truyền" về sự uy tín của mình để kêu gọi người chơi ở Việt Nam bỏ tiền tham gia.

Cách giao dịch trên Wefinex là dùng tiền để cược sự tăng giảm của các mã trong 30 giây, khoảng thời gian quá ngắn để có thể xác định xu hướng bằng phân tích kỹ thuật. Thực tế, tham gia Wefinex không khác gì đang chơi đánh bạc kiểu tài xỉu, xóc đĩa.

Tuyến bài chi tiết tại đây.

Nhiều giang hồ mạng xộ khám

Trong năm 2020, hàng loạt giang hồ mạng cũng xộ khám như: Phú Lê, Dũng Trọc, Ngọc Rambo... Nhiều kênh YouTube bị cơ quan chức năng phạt tiền điển hình là Hưng Vlog.

Chưa đầy một tháng, YouTuber Nguyễn Văn Hưng đã bị phạt đến hai lần với tổng số tiền 17,5 triệu đồng vì hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin không hợp thuần phong mỹ tục và vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội.

su kien noi bat 2020 anh 7

Phú Lê và hàng loạt giang hồ mạng khác bị cơ quan chức năng bắt giữ.

Phía sau kênh YouTube Hưng Troll, nơi đăng tải video có nội dung hướng dẫn trẻ em ăn cắp tiền là Điền Quân Network, 1 trong 4 mạng đa kênh lớn nhất tại Việt Nam.

Vào tháng 10, fanpage Huấn Hoa Hồng của Bùi Xuân Huấn đăng tải video cắt ghép từ chương trình thời sự tối ngày 17/10. Nội dung video nói về việc các nghệ sĩ làm từ thiện tại các tại các tỉnh miền Trung.

Trong video giả, hình ảnh ca sĩ Mỹ Tâm trao quà cho một người dân được thay bằng ảnh của Huấn Hoa Hồng. Cuối video, một giọng nữ đọc đè lên bản tin, giới thiệu tiểu sử của Huấn. Cái kết cho việc đăng tải thông tin trên là mức phạt 7,5 triệu đồng mà Huấn phải nhận. Đây là lần thứ 2 trong năm 2020, Bùi Xuân Huấn đóng phạt vì những nội dung đăng tải trên mạng xã hội.

Bài chi tiết tại đây.

Định dạng vi phạm bản quyền mới

Các nội dung tự xưng là review phim cũng nở rộ từ giữa năm 2020. Theo đó, các cảnh phim được cắt xen trên nền âm thanh của một người kể chuyện. Những nội dung này thu hút hàng triệu lượt xem.

Ngoài Facebook, các nền tảng khác như YouTube, TikTok cũng tràn ngập nội dung vi phạm.

su kien noi bat 2020 anh 8

Nội dung vi phạm bản quyền núp bóng review nở rộ trên mạng xã hội.

Những nội dung video tự nhận là review phim trên thực chất là kể lại toàn bộ nội dung của phim. Điều này khiến người xem không cần đến rạp vẫn có thể nắm được toàn bộ cốt truyện, gây tổn thất lớn cho các đơn vị làm phim. Bên cạnh đó, người dùng mạng xã hội khi vô tình xem phải những video như vậy, trải nghiệm xem phim của họ sẽ không còn nguyên vẹn.

Ngoài kể trước nội dung phim, những nội dung này còn pha thêm những tình huống bên ngoài để tăng sự hấp dẫn nhằm thu hút lượt xem. Việc này khiến nội dung của sản phẩm dẫn bị đánh giá sai lệch.

Quan trọng nhất là những cảnh trong video được cắt từ bộ phim đầy đủ mà không mua bản quyền và quyền sử dụng của những người làm ra bộ phim.

Bài chi tiết tại đây.

Quảng cáo đông y tràn lan YouTube nhiều tháng liền

Cuối năm, YouTube lại một lần nữa gây ám ảnh khi xuất hiện dày đặc các video đông y trái phép. Dễ dàng trong kiểm duyệt quảng cáo cùng những kẽ hở thanh toán khiến YouTube trở thành nơi lý tưởng để quảng cáo thuốc kê đơn, thực phẩm chức năng chưa rõ nguồn gốc.

su kien noi bat 2020 anh 9

YouTube hiển thị quảng cáo thuốc trái phép tại Việt Nam.

Trả lời Zing, đại diện Google cho biết mạng xã hội YouTube có chính sách nghiêm ngặt về chăm sóc sức khỏe và thuốc. “Khi phát hiện thấy những quảng cáo vi phạm chính sách của mình, chúng tôi sẽ nhanh chóng gỡ bỏ chúng”, đại diện YouTube cho biết.

Theo chính sách về chăm sóc sức khỏe và thuốc trên website của Google, thuốc là mặt hàng cấm chạy quảng cáo tại Việt Nam.

Như vậy, Việt Nam nằm ngoài danh sách quốc gia được Google cho phép quảng cáo thuốc. Thế nhưng, quảng cáo “ba đời nhà tôi nhận chữa” vẫn ngày ngày xuất hiện trên ứng dụng YouTube từ TV, máy tính đến cả smartphone của người dùng Việt.

Sau loạt bài phóng sự điều tra về lương y Nguyễn Thị Nghê và các quảng cáo YouTube liên quan trên Zing, Bộ Y tế ra công văn yêu cầu các địa phương làm rõ sự việc, xử lý nghiêm khắc nếu có sai phạm.

10 game PC đáng chơi trong năm nay

Một số game trong danh sách không đòi hỏi cấu hình máy quá cao, song vẫn mang đến trải nghiệm thú vị nhờ cốt truyện hấp dẫn, diễn biến cuốn hút.

Đoạn Lãng

Bạn có thể quan tâm