Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Internet tại đất nước bí ẩn nhất thế giới

Người dân Triều Tiên sử dụng Internet trên những máy tính chạy hệ điều hành riêng, bị quản lý chặt chẽ, trong khi điện thoại không thể kết nối dữ liệu và thực hiện các cuộc gọi quốc tế.

Internet tại đất nước bí ẩn nhất thế giới

Người dân Triều Tiên sử dụng Internet trên những máy tính chạy hệ điều hành riêng, bị quản lý chặt chẽ, trong khi điện thoại không thể kết nối dữ liệu và thực hiện các cuộc gọi quốc tế.

Chỉ những nhân vật đặc biệt mới được sử dụng Internet tại Triều Tiên.

Cách người dân sử dụng Internet tại Triều Tiên được xem là rất lạ, ít nhất là so với phần còn lại của thế giới. Điều lạ đầu tiên là trên các website chính thức của Triều Tiên, tên của các nhà lãnh đạo như Kim Jong-un hay Kim Jong-il đều lớn hơn bình thường, không nhiều nhưng đủ để người ta nhìn ra sự khác biệt.

Tại một đất nước mà người dân gần như không có bất cứ phương thức tiếp cận thông tin gì ngoại trừ các phương tiện truyền thông từ chính quyền, Internet cũng được kiểm soát chặt chẽ bởi Nhà nước.

Dòng chữ Kim Jong Un lớn hơn so với các chữ còn lại trên các trang báo tại nước này.

Năm 101

Chỉ có duy nhất một địa điểm truy cập Internet công cộng tại Bình Nhưỡng, thủ đô của Triều Tiên. Tuy nhiên, những chiếc máy tính ở đây không chạy Windows mà sử dụng một phiên bản hệ điều hành do Triều Tiên xây dựng, mang tên Red Star. Theo các báo cáo, quyết định này được đưa ra bởi nhà lãnh đạo Kim Jong-il.

Một file Readme có sẵn trong máy sẽ lý giải hệ điều hành đó có ý nghĩa quan trọng thế nào với giá trị của đất nước. Phần lịch trên máy cũng không hiển thị năm 2012 mà là năm 101, nhằm kỷ niệm 101 năm kể từ ngày sinh của cựu lãnh đạo Kim Nhật Thành, người sáng lập ra Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch tối cao nước CHDCND Triều Tiên.

Những công dân bình thường tại Triều Tiên không có quyền truy cập Internet. Đặc quyền này chỉ được dành cho một số nhân vật, bao gồm các lãnh đạo cùng một vài học giả và các nhà khoa học.

Một điều đặc biệt nữa, thứ họ coi là “Internet” thực chất chỉ giống như mạng nội bộ Intranet, hơn là Internet kết nối toàn cầu. Mạng này có tên là Kwangmyong, được quản lý bởi một cơ quan duy nhất là Nhà nước. Scott Thomas Bruce, một chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên cho biết, mạng Kwangmyong bao gồm các tính năng bản tin, trò chuyện trực tuyến và các hình thức đa phương tiện do Nhà nước cung cấp. Tất nhiên, các mạng xã hội như Twitter hay Facebook đều không xuất hiện ở đây.

Máy tính tại Triều Tiên chạy hệ điều hành Red Star.

Hệ điều hành Red Star sử dụng một phiên bản tùy biến của trình duyệt Firefox, tên là Naenara, trùng tên với cổng thông tin chính thức của đất nước. Những website phổ biến tại Triều Tiên bao gồm các dịnh vụ tin tức như Đài Tiếng nói Triều Tiên và website của các cơ quan chính thức của Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn có một số cá nhân được phép truy cập Internet một cách đầy đủ và đó đều là những người có quan hệ trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Giăng lưới mạng di động

Trong khi Triều Tiên có cung cấp một mạng di động, người dùng không thể dùng điện thoại để kết nối dữ liệu hoặc thực hiện các cuội gọi quốc tế. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người dân Triều Tiên sử dụng điện thoại nhập lậu từ Trung Quốc. Những thiết bị này có toàn quyền hoạt động trong phạm vi 10 km tính từ đường biên giới hai nước.

Điện thoại tại Triều Tiên có 3G nhưng không thể truy cập mạng Internet.

“Sở hữu điện thoại lậu là một trong những tội nặng tại Triều Tiên”, chuyên gia Bruce giải thích. “Chính quyền đã mua những thiết bị có kiểm soát để theo dõi người dùng di động. Nếu muốn sử dụng điện thoại lậu tại Triều Tiên, bạn phải dùng chúng ở một nơi đông người và dùng trong một khoảng thời gian thật ngắn”.

Dấu hiệu tích cực

Trong suốt thời gian tại vị của mình, nhà lãnh đạo Kim Jong-il thường tổ chức những cuộc diễu hành với hàng trăm chiếc xe tăng chạy dọc đường phố để thể hiện mình là một thiên tài quân sự. Trong khi đó, nhiều người cho rằng, con trai ông là Kim Jong-un, ngược lại, thể hiện mình là một người quan tâm sâu sắc đến công nghệ, muốn dùng công nghệ để cải thiện cuộc sống của người dân Triều Tiên.

Điều này mang đến cho người dân Triều Tiên những đặc quyền mà trước đây họ chưa bao giờ có, tuy nhiên cũng làm dấy lên mối quan ngại về việc, bí mật quốc gia có thể bị bại lộ.

Thành Duy

Theo Infonet

Thành Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm