Tổng thống Indonesia Joko "Jokowi" Widodo. Ảnh: Reuters. |
Với động thái này, ông Jokowi hy vọng có thể cho tướng lĩnh Myanmar thấy cách thức Indonesia đã chuyển đổi thành công từ chính quyền quân sự tới chính quyền dân sự trong lịch sử.
“Đây là vấn đề về cách tiếp cận. Chúng tôi đã có kinh nghiệm. Tình hình tại Indonesia từng tương tự như vậy”, tổng thống nói trong một cuộc phỏng vấn với Reuters từ Jakarta. “Kinh nghiệm này có thể được đề cập”.
Ông Jokowi cho biết bản thân không loại bỏ hoàn toàn khả năng đích thân tới Myanmar, nhưng nhận định đối thoại có thể dễ dàng hơn giữa các quan chức có xuất thân tương đồng.
Ông cũng chưa công bố người sẽ được cử tới Myanmar, nhưng cho biết người này từng tham gia quá trình cải cách đất nước.
Indonesia từng nằm dưới sự lãnh đạo của tướng Suharto trong hơn ba thập niên, trước khi nhà lãnh đạo này phải từ bỏ quyền lực năm 1998, giữa các cuộc biểu tình diện rộng và cuộc khủng hoảng tài chính càn quét Đông Nam Á.
Trong khi đó, giới quân sự nắm quyền tại Myanmar từ năm 1962, biến Myanmar thành một quốc gia cô lập, trước khi tái mở cửa từ năm 2011.
Tuy vậy, năm 2021, giới quân sự lại tiến hành chính biến để lật đổ nhà lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi.
Kể từ sau cuộc chính biến, các cuộc biểu tình và bạo lực đã xảy ra trên khắp Myanmar để phản đối hành động của giới quân sự. Để đáp trả, chính quyền quân sự đã bắt giữ hàng nghìn người biểu tình và các lãnh đạo của chính phủ dân sự.
Những cuốn sách nên đọc về ASEAN
Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả các cuốn sách hay nên đọc để hiểu thêm về ASEAN - một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại Việt Nam.
Độc giả có thể xem thêm tại đây.