Cảnh báo được đưa ra khi IMF nâng mức dự báo tăng trưởng đối với các nền kinh tế phát triển nhưng lại hạ thấp tại các khu vực khác trên thế giới, theo Financial Times.
Trong báo cáo “Triển vọng Kinh tế Thế giới” được công bố ngày 27/7, IMF vẫn kỳ vọng tốc độ tăng trưởng đạt toàn cầu trong năm 2021 là 6%, không thay đổi so với dự báo hồi tháng 4. Tuy nhiên, IMF cảnh báo rằng những làn sóng dịch Covid-19 mới, đặc biệt là sự lây lan của biến chủng Delta, đã làm cho triển vọng hồi phục của kinh tế thế giới trở nên không đồng đều và thiếu chắc chắn.
IMF cho biết: “Bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận vaccine là nguyên nhân chính ngăn cản sự phục hồi toàn cầu, chia thế giới làm hai nửa. Một số quốc gia có thể bình thường hóa hơn nữa vào cuối năm nay, nhưng nhiều quốc gia khác vẫn phải đối mặt với số lượng ca nhiễm và tử vong gia tăng do các đợt dịch Covid-19”.
Tổ chức này cũng cảnh báo các quốc gia đang trên đà phục hồi cũng không nên chủ quan. Khả năng phục hồi của các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm thấp vẫn bị đe dọa cho đến khi đại dịch Covid-19 chấm dứt hoàn toàn.
IMF dự báo tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trong năm nay sẽ giảm xuống còn 6,3%, ít hơn 0,4% so với báo cáo hồi tháng 4. Tình trạng ảm đạm nhất là khu vực Đông Nam Á và Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ.
Ngược lại, IMF dự báo tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển có thể đạt mức 5,6%, tăng 0,5% so với báo cáo trước đó. Những nền kinh tế Mỹ, Anh, Canada và Italy được nâng mức dự báo nhiều nhất. Dự báo tăng trưởng của Pháp và Đức không thay đổi, trong khi Tây Ban Nha và Nhật Bản bị IMF hạ mức kỳ vọng.
Nhà kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath cho biết: “Đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành ở nhiều nơi trên toàn thế giới. Mặc dù biến chủng Delta nhanh chóng chiếm ưu thế, nhưng tác động kinh tế của nó đối với các quốc gia giàu có là rất khó đánh giá”.
Một rủi ro được IMF xác định là áp lực lạm phát. Mặc dù các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới kỳ vọng tốc độ tăng giá của nhiều đồng tiền có thể đạt đỉnh trong năm nay, nhưng IMF cảnh báo tình trạng lạm phát có thể diễn ra lâu hơn dự đoán.
Đại dịch và vấn đề tài chính có thể là một cú đánh kép vào các nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, Gopinath cho biết bà không lo lắng về nguy cơ xảy ra vòng xoáy lạm phát ở Mỹ.
IMF nâng mức dự báo tăng trưởng đối với Mỹ thêm 0,6% trong năm nay và 1,4% trong năm 2022, lên lần lượt 7% và 4,9%. Dự báo này giả định rằng các chương trình cơ sở hạ tầng và chi tiêu xã hội của chính quyền Biden sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua.
Đông Nam Á dồn tổng lực tìm vaccine, mua vaccine, tiêm vaccine
Tại Đông Nam Á, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp vì biến chủng Delta, khiến các nước chạy đua tiêm chủng hy vọng đuổi kịp tốc độ lây lan của virus corona.
Tin nhắn ẩn danh gửi đến nhà điều tra vụ ám sát tổng thống Haiti
Những vấn đề khó hiểu xung quanh cuộc điều tra làm dấy lên lo ngại về các thế lực đen tối và bí ẩn đang thao túng chính trị Haiti.
Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân để bao gồm cả Belarus
Thư ký Hội đồng An ninh LB Nga Sergey Shoigu ngày 24/1 tuyên bố ô hạt nhân của Nga hiện đã bao gồm cả Belarus và có thể được sử dụng theo cùng khuôn khổ kịch bản như khi Nga phòng thủ.