"Đây là vấn đề (chưa có lối ra) cần được giải quyết. Cần có công lý quốc tế cho những vấn đề thuộc loại này", Thứ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Markos Bolaris nói với Guardian, phản bác việc Đức nói rằng nước này đã giải quyết các yêu cầu bồi thường thỏa đáng.
"Về nguyên tắc, EU tuân thủ (công lý quốc tế - PV) trong các tranh chấp. Đức có thể nói rằng vấn đề đã được giải quyết nhưng luật quốc tế mới mang tính quyết định", ông nói.
Berlin từ lâu cho rằng chính phủ Đức đã hoàn thành việc bồi thường cho Hy Lạp theo thỏa thuận song phương, với số tiền 115 triệu mark Đức vào năm 1960.
Tuy nhiên, phát biểu trước quốc hội, Sia Anagnostopoulou, người sẽ đứng đầu chiến dịch đòi bồi thường của Hy Lạp, đã mô tả khoản tiền này là không thỏa đáng.
Người Hy Lạp ở Athens trong trang phục quân đội Đức Quốc xã, biểu tình nhân chuyến thăm của Thủ tướng Đức Angela Merkel đến Hy Lạp năm 2012. Ảnh: Reuters. |
"Thỏa thuận đã không tính đến các khoản nợ xâm chiến hay khoản bồi thường... dành cho các cá nhân, nạn nhân của Đức Quốc xã", bà Anagnostopoulou nói và cho biết thêm Hà Lan đã nhận được khoản tiền lớn hơn nhiều trong khi số nạn nhân Hà Lan chỉ bằng "1%" so với Hy Lạp.
Trong chuyến thăm Hy Lạp gần đây, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier miêu tả những gì quân đội Hitler gây ra cho người dân Hy Lạp là nỗi kinh hoàng "không thể tưởng tượng được".
Hàng chục nhìn người Hy Lạp đã bị giết khi nổi dậy thực hiện cuộc kháng chiến chống lại quân đội Wehrmacht (quân đội Đức Quốc xã). Toàn bộ các ngôi làng đã bị xóa sổ từ năm 1941 đến 1944, theo các nhà sử học.
Đến lúc Đức Quốc xã rút quân, ước tính 300.000 người đã chết đói và cộng đồng người Do Thái gần như bị xóa sổ hoàn toàn.