Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Huyện Mỹ Đức giải thích tên đường Trinh Tiết

"Đặt tên Trinh Tiết cho đường trục chính của làng là để tiếp tục gìn giữ truyền thống tốt đẹp, giáo dục cho các thế hệ trẻ", đại diện Phòng VHTT huyện Mỹ Đức nói.

UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn, dự kiến đặt tên cho 22 tuyến đường, phố mới.

Duong Trinh Tiet Ha Noi anh 1

Cổng làng Trinh Tiết, huyện Mỹ Đức.

Ở huyện Mỹ Đức, thành phố dự định lấy tên Trinh Tiết đặt cho đoạn đường từ ngã ba giao cắt đường 419 tại cổng làng Trinh Tiết (tại Km 63+700), xã Đại Hưng đến ngã ba giao cắt đường trục chính của xã, dự kiến đặt tên "Trung Nghĩa", tại ngã ba chợ Sêu.

Trả lời VTC News, đại diện Phòng Văn hoá - Thông tin (VHTT) huyện Mỹ Đức cho biết, Trinh Tiết tên Nôm là làng Sêu, là tên một thôn thuộc xã Đại Hưng ngày nay.

Tên gọi này gắn với truyền thuyết vua Lý Thánh Tông du thuyền trên sông Đáy năm 1054. Khi thuyền vua qua làng Sêu, dừng bên nương dâu, các bô lão chọn những tấm lụa đẹp nhất trong làng dâng tặng. Nhà vua liền hỏi chuyện, nghe kể về tướng tài của làng là Bảo Công có người mẹ thủ tiết thờ chồng nuôi con, có chí khí đánh giặc ngoại xâm.

Cảm động trước tấm lòng của người mẹ đã làm gương cho bao phụ nữ khác trong làng cũng một mực thủy chung son sắt, nhà vua đặt tên chữ cho làng Sêu là làng Trinh Tiết. Tên gọi của làng tồn tại đến tận ngày nay.

"Nhân dân làng Trinh Tiết rất tự hào về truyền thống lịch sử của làng, tự hào vì tên làng được nhà vua ban tặng và gìn giữ đến hôm nay. Đặt tên tuyến đường trục chính của làng mang tên Trinh Tiết là để tiếp tục gìn giữ truyền thống tốt đẹp, giáo dục cho các thế hệ trẻ, đồng thời góp phần quan trọng trong quản lý dân cư", đại diện Phòng VHTT huyện Mỹ Đức nói.

Vị này cho biết thêm, để chọn tên đường Trinh Tiết, huyện Mỹ Đức thực hiện các bước theo quy trình và hướng dẫn của Sở Văn hoá - Thể thao để đảm bảo đúng trình tự. Ngoài ra, huyện còn lấy ý kiến của người dân, của thôn, xã, các cấp, các phòng ban...

"Đa số người dân đồng tình, vui mừng đón nhận tên đường mới này", đại diện Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Mỹ Đức nói và cho biết, đường này dài 540 m, rộng 7,5-8 m (lòng đường 7 m, vỉa hè mỗi bên 0,5-1 m), thuộc địa bàn xã Đại Hưng, đi qua sân vận động, nhà văn hóa thôn Trinh Tiết.

Đường trải nhựa át phan, có vỉa hè, cây xanh không đồng nhất, có điện chiếu sáng đô thị. Dân cư hai bên đường sinh sống ổn định với khoảng 38 hộ dân, 180 nhân khẩu.

Ngoài đường Trinh Tiết, huyện Mỹ Đức dự kiến có thêm tên đường Sạt Nỏ cho đoạn từ ngã năm giao cắt Đại Nghĩa - Đại Đồng cạnh trụ sở UBND thị trấn Đại Nghĩa đến ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên Mỹ Hà tại Chợ Vài, thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức.

Quận Hà Đông có 4 tuyến đường được đặt tên mới gồm: Phượng Bãi, Đồng Dâu, Hoàng Trình Thanh và Nguyễn Văn Luyện.

Tại quận Long Biên, thành phố dự kiến đặt tên cho 6 tuyến đường, phố gồm: Đường Cự Khối, phố Hoa Động, đường Nguyễn Gia Bồng, đường Đồng Thanh, phố Quán Tình, phố Vo Trung. Hầu hết tên này gắn với di tích như đình chùa, tên làng, xã, phường có sẵn.

Huyện Hoài Đức có hai đường sẽ được đặt tên mới là đường Lý Đàm Nghiên và Triệu Túc.

Ở huyện Sóc Sơn, một con đường được đặt tên Trần Thị Bắc, là đoạn từ ngã ba giao đường Ngô Chi Lan đến ngã ba giao cắt tại ngõ 60 đường Núi Đôi.

Tại huyện Thanh Trì, thành phố dự kiến đặt tên mới cho hai con đường là Quang Liệt và Phương Dung.

Hà Nội sắp có đường Trinh Tiết, phố Quán Tình

TP Hà Nội dự kiến đặt tên cho 22 tuyến đường, phố mới, trong đó có đường Trinh Tiết ở huyện Mỹ Đức và phố Quán Tình ở quận Long Biên.

Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với hệ thống Tòa án Nhân dân

Sáng 14/6, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm, làm việc với Tòa án Nhân dân Tối cao - buổi làm việc được kết nối trực tuyến với hệ thống tòa án nhân dân trên toàn quốc.

Kiểm tra nồng độ cồn lúc 0h, tài xế vi phạm gấp 1,5 lần 'kịch khung'

Để giảm thiểu tai nạn giao thông vào ban đêm, Đội CSGT đường bộ số 3 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ kiểm tra nồng độ cồn ở khung giờ từ 22h - 2h.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

https://vtcnews.vn/ha-noi-sap-co-duong-trinh-tiet-huyen-my-duc-ly-giai-nguon-goc-ten-duong-ar877117.html

Minh Tuệ/VTC News

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm