Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hùng Dũng, Bunmathan và những ngôi sao vắng mặt ở vòng loại World Cup

Chấn thương là nguyên nhân khiến tuyển Việt Nam và các đối thủ mất hàng loạt trụ cột ở những lượt trận cuối bảng G vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á.

Hung Dung Bunmathan Tuyen Viet Nam anh 1

Đỗ Hùng Dũng (Việt Nam): Chấn thương trên sân Thống Nhất hồi tháng 3 khiến tuyển Việt Nam mất Hùng Dũng tại vòng loại World Cup. Quả bóng Vàng Việt Nam 2019 thậm chí phải nghỉ thi đấu ngay cả khi tuyển Việt Nam vào tới vòng loại thứ ba vào tháng 9. Hùng Dũng chỉ vắng mặt một trận chính thức của tuyển Việt Nam từ Asian Cup 2019 tới nay. Trần Minh Vương gọi Hùng Dũng là “vị trí không ai thay thế được” ở đội tuyển.

Hung Dung Bunmathan Tuyen Viet Nam anh 2

Shahrul Saad (Malaysia, số 3): Giống như Hùng Dũng, Shahrul Saad cũng sinh năm 1993, cũng là quân bài không ai thay được tại hàng thủ tuyển Malaysia. Anh chơi đủ cả 7 trận cho tuyển Malaysia từ vòng loại thứ nhất World Cup, chưa bị thay ra một lần. Bất chấp sự xuất hiện của những ngôi sao nhập tịch, vị trí của Saad vẫn cực kỳ quan trọng. Hàng thủ Malaysia sẽ yếu đi đáng kể vì vắng trung vệ này.

Hung Dung Bunmathan Tuyen Viet Nam anh 3

Theerathon Bunmathan (Thái Lan): Dư âm của sự cố Bunmathan vẫn chưa chấm dứt với bóng đá Thái Lan. Người hùng xuất ngoại của bóng đá Thái ở Nhật Bản, một trong 11 cầu thủ châu Á hay nhất thập kỷ trước đã từ chối trở về tuyển Thái để bảo vệ sự nghiệp đỉnh cao tại Yokohama F. Marinos. Người hâm mộ Thái Lan chỉ trích Bunmathan dữ dội vì quyết định quay lưng với vinh quang của dân tộc.

Hung Dung Bunmathan Tuyen Viet Nam anh 4

Teerasil Dangda (Thái Lan): Cũng chủ động xin rút, cũng không chấn thương như Bunmathan, nhưng quyết định của Dangda không khiến anh bị chỉ trích. Huyền thoại tuyển Thái sa sút nhiều trong vài năm trở lại đây. Anh dính chấn thương từ cuối năm ngoái, chưa đá trận nào mùa này và bước sang tuổi 33. Bunmathan từ chối, Dangda rút lui, Kawin Thamsatchanan không được gọi khiến tuyển Thái mất đi 3 ngôi sao lớn, hạt nhân cho thành công rực rỡ của họ ở thập kỷ trước.

Hung Dung Bunmathan Tuyen Viet Nam anh 5

Ahmed Khalil (UAE): Giống Thái Lan, UAE cũng mất bộ đôi ngôi sao Ahmed Khalil và Omar Abdulrahman vì chấn thương. Khalil là cầu thủ hay nhất châu Á 2015, chủ nhân của 48 bàn sau 105 trận cho tuyển UAE.

Hung Dung Bunmathan Tuyen Viet Nam anh 6

Omar Abdulrahman (UAE) là cái tên vắng mặt tiếp theo. Cầu thủ hay nhất châu Á 2016 mới đá 2 trận mùa này. Nếu Khalil là chân sút chủ lực, Omar là nhạc trưởng với tấm áo số 10 trên lưng. Vắng họ sẽ làm sức tấn công của UAE bị suy giảm nghiêm trọng. Khi đấu tuyển Việt Nam tại Mỹ Đình hồi 2019, Omar Abdulrahman từng gây nhiều khó khăn cho Nguyễn Tuấn Anh và đồng đội.

Hung Dung Bunmathan Tuyen Viet Nam anh 7

Irfan Bachdim (Indonesia): Chấn thương và ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cầu thủ mang hai dòng máu Indonesia, Hà Lan gần như không thể thi đấu từ năm 2020 tới nay. Ngôi sao 33 tuổi vắng mặt khiến sức mạnh hàng công của tuyển Indonesia giảm đi đáng kể. Dù vậy, điều này có lẽ không ảnh hưởng quá lớn tới Indonesia khi họ gần như chẳng còn cơ hội nào tại vòng loại World Cup. Ảnh: Goal Indonesia.

Hung Dung Bunmathan Tuyen Viet Nam anh 8
Hùng Dũng: 'Chân tôi không còn đau' Tiền vệ CLB Hà Nội cho biết anh đã bắt đầu thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ.

Bunmathan chọn lợi ích cá nhân hơn vinh quang của tuyển Thái Lan

Cơ hội của Thái Lan ở vòng loại World Cup bị giáng đòn mạnh khi Bunmathan từ chối vinh dự được chơi bóng cho đội tuyển quê hương.

Bao giờ có lần đầu tiên cho Minh Vương ở tuyển Việt Nam?

Ghi bàn vào lưới Olympic Hàn Quốc, góp mặt tại Asian Cup, thật khó tin khi Minh Vương chưa từng đá chính cho tuyển Việt Nam ở giải chính thức.

Tuyển Việt Nam đấu trận cuối với U22 trước khi đi UAE

Quang Hải và đồng đội đá nội bộ với U22 vào tối ngày 24/5 trước khi lên đường sang UAE tham dự vòng loại thứ hai World Cup 2022 vào ngày 26/5.

Thanh Hà

Ảnh: Minh Chiến

Bạn có thể quan tâm