Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mảng chip của Huawei rơi vào tình cảnh nguy cấp

Theo số liệu mới nhất, thị phần cung ứng chip xử lý cho smartphone của Huawei HiSilicon trong quý III chạm mức 0%.

Biển quảng cáo chip xử lý Huawei tại triển lãm công nghệ IFA 2019. Ảnh: Bloomberg.

Nguồn tin từ Counterpoint Research cho biết lượng chip xử lý tự thiết kế cho smartphone của Huawei đã cạn kiệt. Tình trạng này xảy ra sau hơn 3 năm công ty Trung Quốc hứng chịu lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ.

"Dựa trên dữ liệu bán hàng và kiểm tra của chúng tôi, lượng chip HiSilicon của Huawei trong kho đã hết", đại diện Counterpoint Research cho biết.

Hiện tại, Huawei không thể nhập chip của TSMC hay Samsung do lệnh cấm từ Mỹ. Theo số liệu mới nhất, thị phần chip cho smartphone của HiSilicon trong quý III là 0%, so với 0,4% trong quý II và 3% trong cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý III, các công ty chiếm thị phần cung cấp chip xử lý cho smartphone cao gồm MediaTek (35%), Qualcomm (31%), Apple (16%), Unisoc (10%) và Samsung (7%).

Trước khi Mỹ siết chặt lệnh trừng phạt, HiSilicon chiếm 16% thị phần chip trong quý II/2020 nhờ các smartphone Huawei dùng chip Kirin bán chạy. Đó cũng là lúc công ty Trung Quốc vượt qua Samsung, trở thành hãng di động lớn nhất thế giới.

Năm 2019, HiSilicon và các công ty con của Huawei bị đưa vào danh sách đen thương mại từ Mỹ. Thời điểm đó, công ty đã lên kế hoạch dự phòng nhằm đảm bảo nguồn cung. Theo hãng nghiên cứu HaitongCanalys, Huawei đã dự trữ các linh kiện quan trọng nhập từ Mỹ trong gần một năm.

Tháng 8/2020, chính phủ Mỹ thắt chặt lệnh hạn chế, cấm các nhà cung cấp chip sử dụng công nghệ Mỹ hợp tác với Huawei, trừ khi nhận được giấy phép chấp thuận từ chính phủ.

Theo số liệu do Gartner công bố vào tháng 4, HiSilicon không còn trong danh sách 25 nhà cung cấp chất bán dẫn lớn nhất thế giới. Điều đó khiến thị phần chip toàn cầu của Trung Quốc suy giảm.

Huawei het chip xu ly anh 1

Dòng smartphone Huawei Mate 50 được ra mắt vào tháng 9, không có mạng 5G. Ảnh: GSMArena.

Ngày 15/12, Mỹ tiếp tục lên kế hoạch cấm vận một số công ty chip của Trung Quốc, đồng thời cấm công dân Mỹ và thường trú nhân giúp các doanh nghiệp tại đất nước tỷ dân phát triển sản phẩm bán dẫn, theo Bloomberg.

Những hạn chế về nhập khẩu chip cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh smartphone của Huawei. Vào tháng 9, công ty này ra mắt dòng điện thoại cao cấp Mate 50 mà không có 5G.

Từng là hãng smartphone lớn nhất Trung Quốc, tuy nhiên thị phần của Huawei giảm mạnh ngay tại quê nhà. Trong quý III, thương hiệu này rời khỏi danh sách 5 hãng điện thoại lớn nhất Trung Quốc. Theo Canalys, những cái tên trong top 5 gồm Vivo, Oppo, Honor (đã tách khỏi Huawei), Apple và Xiaomi.

Trong bối cảnh mảng kinh doanh smartphone gặp khó, Huawei đang cấp phép bằng sáng chế cho một số doanh nghiệp để tăng doanh thu. Đầu tháng 12, công ty này đã cấp phép các bằng sáng chế smartphone cho đối thủ Oppo.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Mỹ cấm bán thiết bị Huawei, ZTE

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ cấm thiết bị điện tử từ các hãng Trung Quốc vì lo ngại nguy cơ an ninh quốc gia.

Nhiều điện thoại Huawei xuất hiện dưới tên lạ

Huawei bán thiết kế nhiều mẫu điện thoại cao cấp cho nhà sản xuất Trung Quốc TD Tech.

Apple chiếm gần một nửa thị trường điện thoại cao cấp Trung Quốc

Với sự sụt giảm của Huawei cùng doanh số iPhone tăng mạnh, Apple đã nắm giữ một nửa thị trường điện thoại cao cấp Trung Quốc trong quý II vừa qua.

Phúc Thịnh

Theo SCMP

Bạn có thể quan tâm