Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

HSBC: Lạm phát Việt Nam có thể vượt 4%

Theo HSBC, giá năng lượng tăng cao và kéo dài sẽ tiếp tục đẩy giá cả chung lên khiến lạm phát của Việt Nam có lúc vượt trần 4% trong nửa sau của năm 2022.

HSBC du bao lam phat Viet Nam vuot 4% nam nay anh 1

Bộ phận nghiên cứu toàn cầu HSBC vừa có báo cáo đánh giá tình hình lạm phát tại Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN, trong đó, báo cáo tập trung phân tích về rủi ro lạm phát có thể xảy ra với các thị trường này trong bối cảnh giá nhiên liệu, thực phẩm tăng cao.

Cụ thể, HSBC cho biết trong 1 năm trở lại đây, tình trạng lạm phát ở khu vực ASEAN có xu hướng thấp hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, đến nay, áp lực giá đã tăng lên đáng kể ở một số thị trường ASEAN. Trong đó, rủi ro lạm phát với khu vực này vẫn là giá năng lượng, thực phẩm tăng cao.

Bên cạnh đó, một rủi ro khác là giá năng lượng, thực thẩm tăng có thể lây lan sang chỉ số CPI cơ bản. Theo ước tính của HSBC, lạm phát cơ bản của Philippines, Indonesia và Malaysia sẽ dễ bị ảnh hưởng do lạm phát năng lượng và thực phẩm, trong khi Thái Lan và Việt Nam bị ảnh hưởng ít hơn.

HSBC du bao lam phat Viet Nam vuot 4% nam nay anh 2

Giá xăng dầu tăng cao là nguyên nhân chính khiến lạm phát trong nước tăng từ đầu năm. Ảnh: T.L.

Lạm phát tăng vì giá năng lượng

Theo HSBC, rủi ro lạm phát đã có xu hướng tăng từ đầu năm 2022 với các nước trong khu vực ASEAN, khiến cả lạm phát cơ bản lẫn toàn phần đều tăng cao hơn so với trước dịch. Dù vậy, tác động ở các quốc gia là khác nhau.

Trong đó, áp lực lạm phát với Singapore, Thái Lan và Phillipines là nặng nề hơn trong khi ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia vẫn trong tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lạm phát toàn phần có thể sớm tăng mạnh ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao. Giá dầu thế giới dù đã hạ nhiệt so với đỉnh tháng 3 nhưng vẫn ở mức cao, còn giá khí đốt tự nhiên tiếp tục đi lên.

Tại Việt Nam, lạm phát giá năng lượng đã kéo dài được một thời gian. Trong khi giá vận tải tăng cao kỷ lục, vượt qua lạm phát thực phẩm đã trở thành động lực chính thúc đẩy lạm phát toàn phần tăng lên.

Bên cạnh giá dầu thế giới tăng, nguồn cung xăng dầu trong nước thiếu hụt càng khiến tình trạng khan hiếm năng lượng nghiêm trọng hơn. Từ tháng 1 năm nay, nhà máy lọc hóa dầu lớn nhất trong nước - Lọc hóa dầu Nghi Sơn - đã giảm công suất và gần như không hoạt động trong tháng 2, trước khi nâng công suất lên khoảng 80% vào tháng 3.

DỰ BÁO TỶ LỆ LẠM PHÁT TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ASEAN NĂM 2022
Nguồn: HSBC; Tổng hợp
NhãnThái LanSingaporePhilippinesIndonesiaViệt NamMalaysia
Dự báo cũ % 3.64.14.53.73.73.2
Dự báo mới
5.254.63.93.53.2

Điều này buộc các cơ quan chức năng phải tìm kiếm nguồn thay thế nhằm giảm nhẹ áp lực năng lượng. Hiện tại, Chính phủ đã cam kết nhập thêm 2,4 triệu m3 xăng trong quý II/2022 và đã được thể hiện trong số liệu nhập khẩu. Trong khi đó, kể từ 1/4, Chính phủ cũng đã cắt giảm thuế bảo vệ môi trường, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại thuế, phí đánh vào nhiên liệu, xuống 2.000 đồng/lít với xăng và 700-1.000 đồng/lít với các nhiên liệu khác.

Theo HSBC, nguyên nhân khiến lạm phát toàn phần của Việt Nam vẫn được kiểm soát bất chấp giá năng lượng tăng cao là lạm phát thực phẩm (vốn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong rổ CPI) ở mức vừa phải.

Các chuyên gia tại đây cũng dự báo giá thực phẩm tăng tại các thị trường khác trên thế giới đang là rủi ro với tình trạng lạm phát ở khu vực ASEAN. Nhờ mặt hàng gạo - thực phẩm chính của các nước thuộc khối - chỉ mới tăng nhẹ từ đầu năm và vẫn duy trì ở mức thấp hơn đỉnh năm 2021 mà áp lực với khu vực này chưa quá lớn.

Tuy nhiên, điều này sẽ không đủ bù đắp những tác động trên diện rộng do giá tăng ở các mặt hàng thực phẩm khác. Với việc thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong rổ CPI ở Việt Nam và Philippines, lạm phát toàn phần chắc chắn sẽ tăng lên.

HSBC dự báo lạm phát năm 2022 và 2023 của Việt Nam sẽ đạt lần lượt 3,5% và 3,2%, giảm 0,2-0,3 điểm % so với dự báo trước nhờ giá thực phẩm trong nước ổn định, giúp kiềm chế lạm phát toàn phần.

Lãi suất điều hành tăng 0,5% trong năm nay

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, các chuyên gia dự báo ngân hàng trung ương các nước trong khu vực ASEAN sẽ có phản ứng thắt chặt chính sách tiền tệ.

Hiện tại, Malaysia và Philippines đã đưa ra động thái tăng lãi suất. Trong đó, cả Ngân hàng Trung ương Malaysia (Bank Negara Malaysia) và Ngân hàng trung ương Philippines (Bangko Sentral ng Pilipinas) đều đã nâng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm % để giữ được lạm phát trong mức kỳ vọng.

DỰ BÁO MỨC LÃI SUẤT ĐIỀU HÀNH MỘT SỐ QUỐC GIA ASEAN
Nguồn: HSBC; Tổng hợp
NhãnQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023IIIIIIV
Indonesia %/năm 3.53.754.254.7555.255.55.5
Malaysia
1.7522.252.52.75333
Philippines
22.533.253.53.7544
Singapore
11.51.51.51.5222
Thái Lan
0.50.50.50.750.7511.251.25
Việt Nam
444.54.54.7555.255.25

HSBC dự báo cả 2 nền kinh tế này sẽ tiếp tục có các đợt tăng lãi suất trong giai đoạn 2022-2023 và đưa lãi suất điều hành trở lại mức trước dịch Covid-19.

Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, HSBC đánh giá nhờ xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng và tiêu dùng cá nhân phục hồi, Việt Nam chắc chắn lấy lại mức tăng trưởng trước đại dịch.

Trong khi lạm phát hiện tại vẫn ở dưới mục tiêu 4% của NHNN, các chuyên gia tại đây dự báo tình trạng giá năng lượng cao và kéo dài sẽ tiếp tục đẩy giá cả chung đi lên, khiến lạm phát có lúc vượt trần 4% trong nửa sau năm 2022. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ mang tính tạm thời.

Với tình hình này, NHNN có thể phải tăng lãi suất thêm 0,5 điểm % trong quý III/2022, trước khi tăng lãi suất ba lần (mỗi lần 0,25 điểm %) trong năm 2023.

Theo số liệu mới nhất từ cơ quan quản lý, CPI trong nước đang có xu hướng tăng do ảnh hưởng từ giá xăng dầu, vật liệu xây dựng tăng. Trong đó, chỉ số CPI tháng 5 đã tăng 0,38% so với tháng trước và cao hơn 2,86% so với tháng 5/2021. Bình quân 5 tháng đầu năm nay, CPI đã tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng trong giai đoạn 2017-2020.

Trước áp lực của lạm phát đang có xu hướng tăng cao, Chính phủ đã có một loạt chỉ đạo tới Bộ Tài chính, NHNN và các bộ, ngành để triển khai, thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát giá cả, đặc biệt là giá các mặt hàng thiết yếu, trong đó có việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, thuế VAT…

Bộ Tài chính tính giảm tối đa thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

Giảm tối đa thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu là một trong những giải pháp mà Bộ Tài chính dự kiến đề xuất để giảm giá mặt hàng này, qua đó giúp kiểm soát lạm phát.

Lạm phát và lãi suất tăng cao bóp nghẹt các nền kinh tế lớn

Các chỉ số kinh tế của những nền kinh tế lớn và giàu nhất thế giới đều lao dốc trong tháng 5. Lạm phát và lãi suất tăng cao đã triệt tiêu sức mạnh tiêu dùng.

Gia dau quay dau tang hinh anh

Giá dầu quay đầu tăng

0

Giá dầu lao dốc sau thông tin về lạm phát của Mỹ, nhưng đà giảm không kéo dài. Nguồn cung bị thắt chặt trên toàn cầu đã giữ giá ở mức cao.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm