Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

HoREA đề xuất chủ nhà trọ được vay vốn ưu đãi

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị chủ nhà trọ được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở khi tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa.

HoREA đề nghị chủ nhà trọ được hưởng chính sách hỗ trợ tương tự nhà ở xã hội. Ảnh: Liên Phạm.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), chủ nhà trọ góp phần quan trọng trong việc giải quyết chỗ ở ngày càng có chất lượng tốt hơn cho công nhân, lao động, người nhập cư.

Chỉ riêng tại TP.HCM, hiện có hơn 60.000 cá nhân, hộ gia đình đã đầu tư xây dựng các khu trọ với khoảng 560.000 phòng trọ cho thuê, giải quyết được chỗ ở cho khoảng 1,4 triệu công nhân, lao động (chưa bao gồm các hộ gia đình dành một vài phòng cho thuê).

Do đó, HoREA đề nghị bổ sung nhóm này được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở khi tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà cho thuê phù hợp với từng địa phương.

Chính sách ưu đãi hộ gia đình, cá nhân vay vốn để xây dựng, cải tạo nhà cho thuê đã được Bộ Xây dựng đề xuất trong dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà xã hội. Theo đó, các điều khoản về mức vốn vay, thời hạn và lãi suất áp dụng cho nhóm này sẽ tương tự như chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không bằng vốn đầu tư công hay nguồn tài chính công đoàn.

Cụ thể, mức vốn vay tối đa bằng 80% tổng mức đầu tư dự án hoặc phương án vay và không vượt quá 80% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. Thời hạn vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 20 năm.

Ngoài ra, lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ.

Bên cạnh hỗ trợ vay vốn, ông Lê Hoàng Châu cũng đề nghị Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét quy định mức thuế khoán thuế thu nhập cá nhân bằng 5% doanh thu đối với các chủ nhà trọ. Ông nhấn mạnh mức thuế thu nhập này sẽ hợp tình hợp lý hơn so với 7% như hiện tại.

Đồng thời, HoREA cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước trong trung hạn để hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Đề xuất này nhằm mục đích cung cấp nguồn vốn tái cấp cho các ngân hàng chính sách xã hội hoặc chi trả bù lãi suất cho các ngân hàng như VietinBank, Vietcombank, Agribank và BIDV.

Theo ông, trong giai đoạn 2015-2020, do chưa bố trí được nguồn vốn chi ngân sách nhà nước trung hạn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội nên các chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua nhà ở xã hội gần như không được hưởng chính sách ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

CBRE: Đa số người nước ngoài mua nhà Việt Nam chờ tăng giá kiếm lời

Số liệu thống kê từ Bộ Xây dựng cho thấy có hơn 3.000 người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam từ năm 2015 đến hết quý III/2023. Theo CBRE, phần lớn trong đó mua đầu tư chờ tăng giá.

Đề xuất người mua nhà dưới 3,5 tỷ đồng được vay gói 120.000 tỷ đồng

Theo Chủ tịch HoREA, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tiêu dùng bất động sản, cần tạo điều kiện cho người mua nhà ở thương mại giá vừa túi tiền dưới 3,5 tỷ đồng/căn.

HoREA: Doanh nghiệp địa ốc vẫn khó tiếp cận chính sách tiền tệ

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), nhiều chính sách hỗ trợ tài khóa, tiền tệ áp dụng với nhiều lĩnh vực, nhưng bất động sản lại không được hưởng lợi.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm