Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hôn lễ buồn của những cô dâu nhí Ấn Độ

Nạn tảo hôn khiến nhiều trẻ em gái Ấn Độ phải lấy chồng từ rất sớm, cướp đi của các em cơ hội học hành và mang đến cuộc sống vất vả nơi nhà chồng.

Một bà mẹ trang điểm cho đứa con 15 tuổi ngày hôn lễ. Gia đình họ sống ở làng Kamkheda, Rajasthan. Theo thống kê của chính phủ, khoảng một phần ba số phụ nữ Ấn Độ kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi. Ngoài ra, số lượng người đăng ký kết hôn với chính quyền cũng không nhiều. Phần lớn các đám cưới được tổ chức trong những ngôi đền, dưới sự chứng giám của thần linh.

Chú rể Raja, 16 tuổi, và cô dâu Sintu, 15 tuổi, tổ chức đám cưới trong ngôi đền Balaji ở Kankheda, Rajasthan. Luật pháp Ấn Độ quy định tuổi kết hôn của nam giới là 21 và nữ giới là 18 nhưng nó không được đông đảo người dân chấp thuận. Tình trạng tảo hôn thường xảy ra ở các vùng nông thôn nghèo ở quốc gia hơn 1 tỷ dân.

Ảnh mắt của Laxmi, cô dâu 14 tuổi trong ngày cưới. Ở độ tuổi này, những đứa trẻ hoàn toàn không có bất cứ khái niệm gì về cuộc sống vợ chồng.

Những chú rể cũng thường ở độ tuổi thiếu niên. Bablu, 14 tuổi, chỉnh sửa khăn trùm đầu cho vợ, Mata Bai, 12 tuổi, trong lễ cưới. Tuy nhiên, nhiều trẻ em gái phải kết hôn với người lớn tuổi hơn mình rất nhiều.

Cô dâu 12 tuổi theo chồng về nhà. Bổn phận làm vợ của các em thường là nấu nướng, làm việc nhà hay việc đồng áng. Các em chỉ trở thành người vợ đích thực khi đã trưởng thành.

Hủ tục trọng nam khinh nữ ở Ấn Độ khiến con gái trở thành gánh nặng của gia đình. Phần lớn các ông bố, bà mẹ đều muốn gả chồng sớm cho con gái.

Ngược lại, các gia đình nhà chồng muốn con lấy vợ sớm để có thêm người làm việc giúp đỡ gia đình. Ngoài ra, vấn đề trinh tiết được coi trọng khiến những cô dâu nhí trở nên "đảm bảo" hơn.

Mặc dù chính quyền địa phương nỗ lực chống lại nạn tảo hôn nhưng tình trạng này vẫn diễn ra mạnh mẽ.

Theo BBC, luật pháp Ấn Độ coi tảo hôn là hành vi phạm pháp. Chủ hôn hoặc những người biết mà không ngăn cản đám cưới trẻ em sẽ bị xử phạt 100.000 rupee (khoảng 1.570 USD) và 2 năm tù. Tuy nhiên, luật pháp chỉ có tác dụng ở những thành phố lớn, nơi dân trí cao. Tại các vùng nông thôn xa xôi, chính quyền địa phương rất khó can thiệp.

Phận đời nô dịch của cô dâu nhỏ tuổi Ấn Độ

Nếu kết hôn muộn, cô gái Ấn Độ đã biết đọc và không phải làm việc trong cái nóng như thiêu như đốt ở ngoài đồng như bây giờ.

Phận đời cơ cực của những người 'vợ nước' ở Ấn Độ

Tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt khiến nhiều đàn ông ở miền tây Ấn Độ lấy thêm những bà vợ để có người lấy nước phục vụ nhu cầu của gia đình.


Hồng Duy

Ảnh: AP

Bạn có thể quan tâm