Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hơn 50% người Việt sợ thất bại khi kinh doanh

Tỷ lệ người trưởng thành Việt Nam lo sợ thất bại khi kinh doanh đã giảm nhưng vẫn ở mức cao so với các quốc gia khác trong khu vực.

Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp 2014 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố sáng 9/6 cho thấy, có khoảng 100 người tham gia kinh doanh thì chỉ có khoảng 23 người bỏ.

Lý do chính dẫn đến bỏ kinh doanh là vì sức khỏe cá nhân, do gia đình, do vấn đề tài chính, do vấn đề lợi nhuận. Một trong số các lý do khác là do tìm thấy cơ hội kinh doanh và việc làm khác. 

TS. Lương Minh Huân, Viện Phát triển doanh nghiệp - VCCI cho biết, tâm lý lo sợ rủi ro của người khởi nghiệp Việt Nam vẫn khá cao, và điều này thể hiện sự lo sợ về rủi ro của nền kinh tế. Do đó, muốn giảm lo sợ, theo TS. Huân, cần tạo môi trường kinh doanh, tăng đào tạo khởi sự kinh doanh tốt hơn trong giáo dục.

TS Lương Minh Huân - Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI) trình bày Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2014.

TS Lương Minh Huân - Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI) trình bày Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2014.

Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp 2014 chỉ ra rằng, nhận thức về năng lực và cơ hội kinh doanh ở Việt Nam năm 2014 đã tăng cao hơn so với năm 2013 nhưng vẫn ở mức thấp. Chỉ 39,4% người trưởng thành ở Việt Nam nhận thức có cơ hội để khởi sự kinh doanh và 58,2% người trưởng thành nhận thức là có năng lực kinh doanh. Trung bình các nước phát triển dựa trên nguồn lực, tỷ lệ này là 54,6% và 64,7%.

TS Lương Minh Huân cho hay, cũng giống như nhiều nước trên thế giới, doanh nhân ở Việt Nam ngày càng được xã hội coi trọng (75,9%) và trở thành doanh nhân là nghề nghiệp đáng mơ ước của 67,2% người trưởng thành.

Tỷ lệ người trưởng thành ở Việt Nam lo sợ thất bại khi kinh doanh đã giảm nhưng vẫn ở mức cao: từ 56,7% năm 2013 xuống còn 50,1%, so với mức 31,4% ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực.

Thanh niên Việt Nam (18-34 tuổi) nhận thấy có khả năng kinh doanh kém hơn người trung niên (35-64 tuổi) vì tỷ lệ thanh niên lo sợ thất bại cao hơn (55% so với 45,3%), tuy nhiên họ lại là đối tượng có ý định khởi sự kinh doanh cao hơn (24,2% so với 10,7%). Tỷ lệ thanh niên khởi sự kinh doanh cũng cao hơn so với người trung niên (2,8% so với 1,2% ).

Hầu hết các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hướng đến người tiêu dùng.

Hầu hết các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hướng đến người tiêu dùng.

Cũng theo báo cáo Chỉ số khởi nghiệp của VCCI, tỷ lệ khởi sự kinh doanh ở Việt Nam năm 2014 thấp, chỉ đạt 2%, giảm so với mức 4% của năm 2013 và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 12,4% ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực.

Có 18,2% người trưởng thành Việt Nam có ý định khởi sự kinh doanh trong vòng 3 năm tới, thấp hơn mức trung bình 40,2% ở các nước phát triển dựa trên nguồn lực. Các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam chủ yếu hướng đến người tiêu dùng (89%).

Tại sao người Việt 'lơ' hàng Việt?

Từ Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông, sách của “thần đồng” Đỗ Nhật Nam, hay mới nhất là sự kiện Bphone của Bkav hứng không ít “gạch đá”. Vì sao?

http://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep/hon-50-nguoi-viet-so-that-bai-khi-kinh-doanh-406497.vov

Theo Trần Ngọc/VOV

Bạn có thể quan tâm