Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hơn 2.500 tỷ mở rộng gấp đôi cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy mới sẽ được đầu tư công với tổng vốn 2.561 tỷ đồng, đặt liền kề với cầu cũ, biến tổng chiều rộng mặt cầu từ 19 m lên 38 m.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa chỉ đạo Bộ KH&ĐT chủ trì, thẩm định Báo cáo tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và Dự án kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với vành đai 3. 

ho so du an cau Vinh Tuy moi anh 1
Vòng xuyến cầu Vĩnh Tuy.

"Trên cơ sở thẩm định, UBND Hà Nội hoàn chỉnh báo cáo tiền khả thi của 2 dự án, trình Thủ tướng theo đúng quy định về đầu tư công", Phó thủ tướng yêu cầu.

Theo thiết kế ban đầu, cầu Vĩnh Tuy có chiều rộng 38 m, dài 5,8 km, trong đó phần vượt sông dài 3,7 km, đường dẫn hai đầu 1,68 km. Do thiếu vốn, dự án mới hoàn thành giai đoạn 1 với mặt cầu rộng 19 m. Sắp tới cầu sẽ được mở rộng gấp đôi bằng cách xây một cầu khác có kết cấu tương tự chạy song song, cách mép cầu cũ 2 m.

Cầu Vĩnh Tuy mới sẽ không mất chi phí giải phóng mặt bằng do đã hoàn thành ở giai đoạn 1. Dự kiến vào quý III/2020, Hà Nội sẽ lựa chọn nhà thầu, thi công trong hơn 1 năm để hoàn thành vào tháng 12/2022.

Theo hợp đồng BT trước đó, Hà Nội dự kiến sử dụng quỹ đất có diện tích 440 ha trên địa bàn quận Long Biên và xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (khoảng 320 ha) và phân khu đô thị sông Hồng đang quy hoạch để thanh toán cho dự án.

Tuy nhiên, khi dự án BT phải tạm dừng chờ Chính phủ ban hành Nghị định về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư, nhà đầu tư BT là Công ty Him Lam đã xin dừng triển khai dự án.

Để giải quyết vướng mắc, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội đã thông qua chủ trương chuyển dự án cầu Vĩnh Tuy mới sang đầu tư công với tổng vốn đầu tư 2.561 tỷ đồng.

Nhà đầu tư rút lui, Hà Nội chi gần 2.600 tỷ xây cầu Vĩnh Tuy mới

Hà Nội vừa quyết định chuyển từ hình thức BT sang đầu tư công đối với dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, sau khi công ty Him Lam rút lui.


Ngọc Tân

Bạn có thể quan tâm