Hệ lụy này nghiêm trọng gấp 4 lần so với hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, Washington Post nhận định.
Tuy nhiên, tài sản của giới siêu giàu lại tăng vọt.
Theo một báo cáo do Oxfam công bố ngày 25/1, tổng tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng hơn 500 tỷ USD kể từ khi dịch bệnh bắt đầu.
Số tiền này đủ để tiêm chủng cho toàn bộ người dân trên thế giới.
Cả hai báo cáo đều xác định sự gia tăng bất bình đẳng là một trong những hậu quả của đại dịch.
"Mất việc làm ảnh hưởng đến những người có thu nhập và kỹ năng thấp", dẫn đến "nguy cơ phục hồi kinh tế không đồng đều, nên sự bất bình đẳng có thể nghiêm trọng hơn trong những năm tới”, theo ILO.
Một cửa hàng ở New York, Mỹ phải đóng cửa vào tháng 9/2020 vì đại dịch Covid-19. Ảnh: Getty. |
Báo cáo của ILO cho thấy "sự gián đoạn chưa từng có" trong thị trường lao động toàn cầu. Phụ nữ và thanh niên là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trên thế giới, tỷ lệ mất việc vào năm 2020 ở phụ nữ là 5%. Tỷ lệ này là 3,9% ở nam giới.
Sher Verick, người đứng đầu nhóm chiến lược việc làm của ILO, nói với Washington Post rằng: "Một số lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề hơn, như kinh doanh ăn uống và lưu trú".
Tỷ lệ mất việc làm ở những người 15-24 tuổi là 8,7%. Báo cáo của ILO nhấn mạnh "nguy cơ về một thế hệ mất mát".
Ông Ryder cũng nói tình trạng thất nghiệp có khả năng tiếp tục kéo dài đến năm 2021.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng các nền kinh tế có thể bắt đầu khôi phục khi chương trình tiêm chủng có hiệu quả.
Báo cáo của Oxfam cho rằng nền kinh tế toàn cầu có khả năng phục hồi chậm chạp. Những người nghèo nhất thế giới phải mất ít nhất một thập kỷ để vực dậy tình hình tài chính sau đại dịch.