Sau khi bão số 3 càn quét Quảng Ninh, hàng chục tàu du lịch neo đậu tại Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, TP Hạ Long bị chìm chưa thể trục vớt. Theo lời các nhân viên làm việc tại đây, thiệt hại ước tính hàng chục tỷ.
Ngày 8/9, ghi nhận tại Cảng tàu khách Quốc tế Tuần Châu, thống kê có khoảng 23 tàu du lịch bị chìm sau khi bão Yagi đổ bộ, nhiều nhất là tại âu neo đậu số 2 của cảng.
Nhiều tàu bị hỏng nặng. |
Là một trong những chủ tàu thiệt hại nhiều nhất, ông Nguyễn Đức Triệu (42 tuổi, chủ đội tàu du lịch B.T) cho biết mặc dù trước đó đã cho nhân viên chằng néo các tàu lại với nhau để giảm thiệt hại, nhưng cơn bão Yagi quá mạnh đã làm 6 tàu du lịch của ông bị chìm vì gió và sóng lớn khiến phần đuôi bị nước biển tràn vào gây chìm.
“Tôi có 6 tàu bị chìm, ước tính thiệt hại mỗi chiếc khoảng 2 tỷ đồng. Riêng việc trục vớt đã phải chi mỗi chiếc 100 triệu, chưa tính tiền sửa chữa. Để hoạt động lại được cũng phải mất 1 tháng”, ông Triệu xót xa nói.
Bên trong khoang của một chiếc tàu đồ đạc đã bị nước nhấn chìm. Theo chủ tàu, việc khó khăn nhất lúc này là tìm vớt các loại giấy tờ quan trọng của tàu và thuyền viên.
Nhiều tàu bị chìm. |
Một thuyền viên kể lại chiều qua khi cơn bão số 3 càn quét khu vực này, anh có mặt trên thuyền để trông giữ tài sản. "Sóng lớn, gió to, thuyền xô nhau chòng chành. Khi đó gió rít rất mạnh khiến tôi sợ hãi. Vào thời điểm tàu bị đánh chìm, tôi và những người trông thuyền lân cận phải bỏ lại để chạy lên bờ", anh nói.
Khu vực cảng Tuần Châu trong sáng nay cũng có nhiều chủ tàu và nhân viên túc trực để vớt đồ đạc. Trước đó, dù đã được chằng néo vào nhau rất kỹ càng, những chiếc du thuyền tiền tỷ vẫn chìm trong bão dữ.
Hơn 600 trang Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý đã bao quát toàn bộ cảnh quan và đặc điểm cụ thể từng vùng ở Việt Nam trên nhiều góc nhìn như tự nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi, dân cư, đặc trưng kinh tế. Đây được xem là tác phẩm kinh điển về địa lý Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo.