Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hơn 10.000 doanh nghiệp dừng hoạt động mỗi tháng

Trong 8 tháng đầu năm, cả nước có 114.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, nhưng cũng có hơn 85.500 doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường.

Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 8, cả nước có 5.761 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 68.000 tỷ đồng, giảm 34,1% về số doanh nghiệp và giảm 44,6% về vốn đăng ký so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 57%; số vốn đăng ký tăng 54,9%.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 11,8 tỷ đồng, giảm 16% so với tháng trước và giảm 45,3% so với cùng kỳ năm trước.

85.500 doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường

Trong 8 tháng đầu năm, khoảng 85.500 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tính trung bình, mỗi tháng có khoảng 10.680 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Trong đó, bao gồm 43.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước; 30.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 24,5%; 12.200 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,8%.

SỐ DOANH NGHIỆP PHẢI RÚT LUI KHỎI THỊ TRƯỜNG MỖI THÁNG

NhãnTháng 1Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6Tháng 7Tháng 8

doanh nghiệp 25752769972791174789131102499016441

Trong tháng, cả nước còn có 3.865 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 21,9% so với tháng trước và giảm 19,1% so với cùng kỳ năm trước; 3.118 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 31,1% và tăng 0,5%; 2.511 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 36,1% và giảm 26,7%; 812 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 43,7% và tăng 42,7%.

Tính chung 8 tháng đầu năm, cả nước có 81.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 1,11 triệu tỷ đồng, giảm 8% về số doanh nghiệp và giảm 7,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng đạt 13,9 tỷ đồng, tăng 0,5%.

Bên cạnh đó, còn có 32.400 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 8 tháng đầu năm lên 114.000 doanh nghiệp.

Nhập siêu 3,71 tỷ USD

Tổng cục Thống kê cho biết cán cân thương mại hàng hóa tháng 8 ước tính nhập siêu 1,3 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm, Việt Nam nhập siêu 3,71 tỷ USD (cùng kỳ năm 2020 xuất siêu 13,69 tỷ USD).

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 ước đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước (tháng 7 đạt 27,86 tỷ USD) và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 55,69 tỷ USD, tăng 10,5%, chiếm 26,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 156,86 tỷ USD, tăng 25,5%, chiếm 73,8%.

Trong 8 tháng qua, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó 6 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 63,1%).

6 MẶT HÀNG ĐẠT GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU TRÊN 10 TỶ USD
Trong 8 tháng đầu năm
NhãnĐiện thoại và linh kiện Điện tử, máy tính và linh kiệnMáy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùngHàng dệt may Giày dép Gỗ và sản phẩm gỗ

tỷ USD 35.731.32321.212.610.4

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 8 tháng, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 2,29 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 189,28 tỷ USD, tăng 22,5%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 15,4 tỷ USD, tăng 14,9%; nhóm hàng thủy sản đạt 5,58 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2021, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62,2 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp đến là Trung Quốc đạt 32,7 tỷ USD, tăng 19,8%. Thị trường EU đạt 26,1 tỷ USD, tăng 14,5%; thị trường ASEAN đạt 18,4 tỷ USD, tăng 23,3%; Hàn Quốc đạt 13,9 tỷ USD, tăng 9,9%; Nhật Bản đạt 13,5 tỷ USD, tăng 8,6%.

Về nhập khẩu hàng hóa (thực hiện), tháng 8 ước đạt 27,5 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng trước (tháng 7 đạt 29,11 tỷ USD) và tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 216,26 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 76,05 tỷ USD, tăng 29,2%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 140,21 tỷ USD, tăng 36,4%.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 8 tháng năm, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 204,16 tỷ USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 96,6 tỷ USD, tăng 27,2%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 107,56 tỷ USD, tăng 41,6%; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 12,1 tỷ USD, tăng 24%.

CPI tăng thấp nhất 6 năm

Tính chung 8 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Tuấn Hùng

Bạn có thể quan tâm