Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học theo Apple, Huawei sẽ tăng giá bán sản phẩm

Nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới nghĩ rằng tăng giá bán sẽ giúp họ "duy trì được vị trí tốt" trên thị trường.

Theo báo South China Morning Post, Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi tuyên bố công ty của ông nên học theo Apple về việc định giá sản phẩm cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Ông Nhậm cho rằng điều này giúp Huawei không còn bị nghi ngờ là gián điệp công nghệ.

Từ lâu Huawei có tiếng là giành giật hợp đồng cung cấp thiết bị với đối thủ bằng chiến lược giá rẻ. Tuy nhiên hãng công nghệ Trung Quốc khẳng định sẽ không bán thiết bị 5G dưới mức giá trung bình của thị trường.

Huawei se tang gia san pham anh 1
Ông Nhậm tuyên bố không bị áp lực trước chính sách cấm vận của Mỹ. Ảnh: AP.

"Chúng tôi sẽ không cố giành giật thị trường bằng giá rẻ", chủ tịch Huawei phát biểu trên CNN. "Bất chấp áp lực đang hứng chịu, chúng tôi vẫn bán sản phẩm của mình với giá cao để duy trì vị trí tốt trên thị trường".

Theo SCMP, doanh số bán ra thiết bị viễn thông của Huawei đang gặp trở ngại lớn vì thị trường 4G bước vào giai đoạn bão hòa. Trong khi đó, Mỹ lại liên tiếp đưa ra chính sách "cấm vận" với sản phẩm của hãng công nghệ đến từ Trung Quốc vì lo ngại nguy cơ gián điệp.

Mỹ cũng gây áp lực lên các đồng minh thân cận như Anh, Đức để ngăn chặn việc triển thiết bị 5G của Huawei trên hạ tầng viễn thông của các quốc gia này. Hiện tại phần lớn hợp đồng cung cấp thiết bị viễn thông của Huawei tại Mỹ đã bị hủy bỏ.

Đầu tháng, Huawei đưa ra dự đoán tăng trưởng trên lĩnh vực viễn thông đạt 10% trong năm nay, chủ yếu nhờ vào việc các nhà mạng chuẩn bị triển khai kết nối 5G rộng rãi trong năm 2020.

Huawei đã ký được 40 hợp đồng cung cấp thiết bị và vận hành mạng 5G trên toàn thế giới, bao gồm 23 hợp đồng ở châu Âu, 10 hợp đồng với các nhà mạng Trung Đông, 6 hợp đồng tại châu Á - Thái Bình Dương và 1 hợp đồng ở châu Phi.

Huawei se tang gia san pham anh 2
Mỹ nghi ngờ chính phủ Trung Quốc đứng sau tập đoàn Huawei. Ảnh: Getty Images

Nhậm Chính Phi nói rằng áp lực từ Mỹ làm cho ông thích thú, trở ngại sẽ khiến Huawei phải nỗ lực nhiều hơn, tạo ra sản phẩm tốt hơn. Ông cũng khẳng định Huawei là một trong những công ty công nghệ có lợi nhuận thấp nhất trên thế giới vì phải tái đầu tư rất nhiều cho nghiên cứu và phát triển. Tháng 7/2018, Huawei tuyên bố tăng nguồn vốn cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển lên từ 15 đến 20 tỷ USD.

Mặc dù cho rằng chính sách của Mỹ không “giết chết” được Huawei, ông Nhậm vẫn nói Mỹ không hưởng lợi gì từ việc cấm các công ty công nghệ nước này bán sản phẩm cho Huawei.

"Huawei là khách hàng mua chip lớn thứ 3 trên thế giới. Không có chúng tôi, báo cáo tài chính của nhiều công ty Mỹ sẽ xấu đi, dẫn đến sự xáo trộn lớn trên thị trường chứng khoán", chủ tịch Huawei nhấn mạnh.

Nhậm Chính Phi nói thêm rằng Huawei có thể mua được linh kiện từ nơi khác, vì vậy lệnh cấm xuất khẩu thiết bị công nghệ của Mỹ không tác động đến tập đoàn của ông.

Vì sao Mỹ sợ Huawei đến vậy? Ít ai biết được câu chuyện của Huawei từ một đại lý bán hàng thành “gã khổng lồ” trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. Vậy tại sao Mỹ lại sợ hãi trước Huawei?

Ai thực sự sở hữu Huawei?

Sự bí ẩn của Huawei khiến nhiều người đặt ra câu hỏi ai ở Trung Quốc thực sự sở hữu tập đoàn công nghệ có doanh thu hơn 100 tỷ USD.



Nguyễn Hiếu

Theo SCMP

Bạn có thể quan tâm