Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Học giả TQ lớn tiếng sẽ đâm tàu nếu Mỹ tiếp tục tuần tra

Học giả Trung Quốc kiến nghị nước này nên gửi thêm nhiều tàu chiến, máy bay đến Biển Đông, thậm chí sẽ cho tàu đâm vào chiến hạm Mỹ nếu cần thiết.

a
Tàu khu trục USS Lassen (DDG-82) của Hải quân Mỹ. Ảnh: Reuters

Tàu khu trục USS Lassen (DDG-82) của Mỹ đã tiến vào vùng 12 hải lý xung quảnh đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép ở đá Vành Khăn và hướng đến đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 27/10, South China Morning Post dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết, hải quân nước này đã điều động tàu khu trục Type-052C số hiệu 170 Lan Châu và tàu số hiệu 138 Hải Khẩu (lớp Sovremenny nhập khẩu từ Nga) để cảnh báo tàu chiến của Mỹ. Ông cho biết thêm, Trung Quốc sẽ tiến hành các bước cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia.

Trước việc Mỹ điều tàu chiến áp sát vùng 12 hải lý trên các đảo nhân tạo, giới học giả ở Trung Quốc bày tỏ thái độ rất "hung hăng" về vấn đề này. Li Jie, một chuyên gia về hải quân ở Bắc Kinh kiến nghị, Trung Quốc nên điều động thêm nhiều tàu chiến, máy bay, tiến hành các cuộc tập trận nhằm răn đe Mỹ.

“Trung Quốc có thể tiến hành một vụ va chạm ở thời điểm quan trọng nhất nếu các chiến hạm Mỹ từ chối rút lui khỏi khu vực”, ông Li nói.

Trong khi đó, ông Sun Zhe, giám đốc Trung tâm quan hệ Mỹ - Trung, Đại học Thanh Hoa cho rằng, Trung Quốc nên điều động thêm tàu chiến, máy bay đến khu vực Biển Đông nhằm đẩy căng thẳng lên cao.

“Bắc Kinh có thể sử dụng phương pháp khóa tàu chiến Mỹ vào radar trên chiến hạm nước này, tiến hành một cuộc tập trận trong khu vực, sử dụng tàu quân sự thậm chí cả dân sự để trục xuất tàu Mỹ”, ông Sun kiến nghị.

Vị giám đốc cho biết thêm, bất kỳ sự leo thang sẽ trở thành một thử nghiệm cho cả Bắc Kinh và Washington. Nhưng ông nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ cố gắng thực hiện các biện pháp hòa bình trước khi sử dụng vũ lực.

a
Tàu khu trục Type-052C số hiệu 170 Lan Châu, một trong hai chiến hạm được cử ra cảnh báo tàu chiến Mỹ. Ảnh: Wikipedia

Các học giả Trung Quốc nhắc lại sự cố va chạm giữa máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ và chiến đấu cơ của Trung Quốc ngoài khơi quần đảo Hải Nam năm 2001. Vụ tai nạn khiến phi công Trung Quốc thiệt mạng, vụ việc dẫn đến căng thẳng ngoại giao kéo dài giữa 2 nước.

Trong năm 2009, tàu khảo sát đại dương USNS Impeccable suýt xảy ra va chạm với các tàu giám sát của Trung Quốc trên Biển Đông. Sau sự cố, 2 nước đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho các tình huống tiếp xúc bất ngờ trên không và trên biển.

Shi Yinhong, cố vấn chính phủ về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh cho biết, cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ - Trung liên quan đến Biển Đông là không thể xảy ra.

“Trung Quốc vẫn xây dựng đường băng trên đảo, nhưng quá trình bồi lấp đã ngưng lại và thời điểm quan trọng nhất đã trôi qua”, ông Shi nói.

Bắc Kinh chỉ mạnh miệng

phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun  ảnh: Scmp
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân. Ảnh: SCMP

Trong khi đó, quan chức Hải quân Mỹ nói với CNN rằng, tàu khu trục USS Lassen đã tiến vào vùng 12 hải lý ở Đá Xu Bi mà không gặp sự cố nào.

“Đến nay, quân đội Trung Quốc (PLA) chỉ đưa ra cảnh báo đối với tàu khu trục USS Lassen mà chưa có hành động cụ thể nào, mặc dù chiến hạm Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý, khu vực mà Bắc Kinh từ lâu tuyên bố là một phần lãnh thổ của họ”, Ni Lexiong, chuyên gia về hải quân nhận xét.

Ông nhấn mạnh thêm, nếu PLA thực sự muốn có hành động quân sự, họ sẽ phải điều động ít nhất 2 tàu chiến đến Biển Đông vì Washington tuyên bố sẽ cử tàu chiến đến khu vực từ đầu tháng 10. Khi tàu chiến Mỹ đã vào vùng 12 hải lý, PLA mới điều động tàu chiến ra cảnh báo cho thấy sự lúng túng của Bắc Kinh.

“Hành động của Mỹ khiến yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trở nên mơ hồ. Theo UNCLOS, các đảo nhân tạo không có vùng lãnh hải 12 hải lý, bất kỳ hành động ngăn cản nào đều vi phạm tự do hàng hải”, Greg Poling, thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ nhận định.

Ông Poling cho rằng, tàu chiến Mỹ hoạt động ở Biển Đông được sự bảo hộ của luật pháp quốc tế. Đó là lý do Mỹ điều tàu vào vùng 12 hải lý nhằm thách thức yêu sách của Trung Quốc.

Sau khi điều tàu thách thức TQ, Mỹ cần làm gì tiếp theo?

Giới quan sát nhận định Mỹ cần tuần tra ở các khu vực do Trung Quốc bồi đắp trái phép thường xuyên hơn để khẳng định quyền tự do hàng hải.

GS Thayer: Đây mới là khởi đầu, Mỹ sẽ điều thêm tàu

Trả lời Zing.vn, giáo sư Carl Thayer lý giải việc Mỹ điều tàu đến đá Xu Bi và Vành Khăn trước tiên, đồng thời dự đoán Trung Quốc sẽ phản đối bằng việc cử tàu Hải cảnh hoặc tàu cá.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm