Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hoàng hôn cuối cùng của tòa tháp đôi trước ngày 11/9/2001

Đối với nhiếp ảnh gia Evan Kuz, người có mặt tại New York hôm diễn ra vụ khủng bố 11/9, việc cận kề thảm kịch khủng khiếp như vậy là một ký ức không thể quên trong cuộc đời.

Vào năm 2011, tức 10 năm sau sự kiện 11/9/2001, đài ABC đã kêu gọi khán giả đóng góp hình ảnh và ký ức của họ về những ngày cuối cùng khi New York chưa bị tấn công. Evan Kuz đã gửi đến bức ảnh anh chụp hoàng hôn cuối cùng của tòa tháp đôi.

Nhiếp ảnh gia Evan Kuz cho biết đó là lần đầu tiên anh tới thăm New York. Hôm đó là một ngày nắng đẹp và anh đã háo hức lên kế hoạch khám phá thành phố, theo ABC.

Khi chụp bức ảnh này, anh ta đang ở dưới chân Tượng Nữ thần Tự do. Thời tiết lúc đó thay đổi khá nhanh chóng. Tòa tháp đôi đang được tắm trong ánh nắng mặt trời, nhưng sau đó được bao quanh bởi những đám mây màu xanh đậm. Mặc dù vậy, hai tòa tháp vẫn thực sự nổi bật so với cảnh vật xung quanh.

vu khung bo 11/9 o My anh 1

Hoàng hôn tại Trung tâm Thương mại Thế giới. Ảnh: Evan Kuz.

Chiều hôm đó, anh dự định đến đài quan sát, tuy nhiên kế hoạch bị cản trở bởi thời tiết xấu.

Gặp được một người bạn đồng hành trên chuyến phà trở lại từ đảo Ellis đến Manhattan, hai người đã sắp xếp một cuộc hẹn vào khoảng 8h45 sáng hôm 11/9 tại Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC). Họ dự định lên đài quan sát để ngắm nhìn thành phố.

Tuy nhiên, khi vừa ra khỏi nhà để đi tới điểm hẹn, một người bạn đã mời anh cùng đi dạo một lúc. Anh cho biết rằng quyết định đó có khả năng đã thay đổi cuộc đời anh.

Sau khi đi dạo xong, anh nhận được cuộc gọi hỏi thăm từ em gái. Đó cũng là lúc anh phát hiện tòa tháp đôi đã bị máy bay tấn công. Anh cảm thấy tê liệt và thực sự sốc.

Anh phải mất một lúc lâu để hiểu được điều mà em gái mình đang nhắc tới.

Ngay lập tức, anh nhớ tới người bạn mới quen của mình, người có thể đang đợi anh ở WTC. May mắn thay, cô ấy cũng đã đến muộn vào buổi sáng hôm đó. Họ cũng đã vui mừng gặp lại nhau vào một buổi tối sau đó tại Quảng trường Thời đại.

Sau khi trải qua sự kiện kinh hoàng đó, anh đã có một quãng thời gian khó khăn, đặc biệt trong 6 tháng đầu tiên. Trong thời gian đó, anh không thể xem tin tức hoặc đọc bất kỳ tờ báo nào vì muốn tránh bất kỳ câu chuyện nào về thảm kịch.

Cho đến khoảng nửa năm sau, anh mới thực sự chứng kiến lại cảnh các tòa tháp sụp đổ qua tivi của người hàng xóm.

Kể từ sau thảm kịch, anh cảm thấy mình có một mối liên hệ đặc biệt với thành phố New York. Mãi đến mùa xuân năm 2006, anh mới quay trở lại thành phố này.

Anh quyết định đến thăm khu vực của WTC, nơi anh chỉ đến ghé thăm trong một thời gian ngắn ngủi vào tháng 9/2001. Nhưng lạ thay, anh cảm thấy thật tốt khi được trở lại, chia sẻ rằng cảm giác đó "như đến thăm một người bạn cũ”.

Anh cho biết gần như mọi người đều nhớ “họ ở ở đâu" vào buổi sáng định mệnh đó. Đối với anh, việc cận kề với thảm kịch khủng khiếp như vậy là một phần trong ký ức và sẽ đi theo anh suốt quãng đời còn lại của mình.

Buổi sáng đau thương đó kéo người Mỹ đến gần nhau

Điều tôi nhớ nhất về nước Mỹ cách đây 20 năm là nói chuyện với những người không quen trong khu phố về điều đã xảy ra. Tình yêu thương mang chúng tôi đến gần nhau.

'Một người đàn ông đang rơi'

20 năm sau ngày 11/9/2001, bức ảnh chụp một người đàn ông rơi xuống từ tòa tháp đôi ở Mỹ vẫn là biểu tượng gợi nhắc vụ tấn công khủng bố kinh hoàng này.

Thoát chết trong ngày 11/9/2001 vì bị sa thải

Với hàng trăm người ở New York và các thành phố ảnh hưởng bởi vụ khủng bố ngày 11/9/2001, sáng thứ ba đó hóa ra là thời điểm đúng đắn để muộn giờ làm, trẹo chân hay bị đuổi việc.

Vân Đinh

ABC News

Bạn có thể quan tâm