Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hóa thạch 92 triệu năm từ họ hàng tí hon của khủng long bạo chúa

Các nhà khoa học xác định họ hàng của khủng long bạo chúa là một con khủng long chỉ cao 0,9 m từ hóa thạch có niên đại 92 triệu năm.

Sterling Nesbitt, nhà cổ sinh vật học tại Virginia Tech, đã tìm thấy bộ xương của nó vào năm 1998 khi đang làm tình nguyện viên cho cuộc khai quật ở New Mexico với một nhà cổ sinh vật học nổi tiếng.

Trong khoảng hai thập kỷ, các nhà khoa học không rõ nó là gì cho đến khi những người anh em họ có kích cỡ nhỏ của khủng long bạo chúa được phát hiện.

"Nhóm khủng long tyrannizardoid sẽ phát triển thành một số loài săn mồi lớn nhất mà chúng ta từng thấy", Nesbitt, tác giả chính của nghiên cứu trên tạp chí Nature Ecology and Evolution, cho biết.

khung long bao chua anh 1
Sterling Nesbitt bên cạnh xương hóa thạch của Suskityrannus hazelae, họ hàng tí hon của khủng long bạo chúa, ở Blacksburg, Virginia, Mỹ, vào tháng 3. Ảnh: AP.

Theo AP, loài khủng long mới được gọi là Suskityrannus hazelae, được đặt tên theo ngôn ngữ của người Zuni cho từ chó sói. Nó có niên đại 92 triệu năm, khoảng 20 triệu năm trước khi khủng long bạo chúa thống trị Trái Đất.

Người anh em họ mới được phát hiện dài hơn ba lần so với chiều cao, nặng từ 20 đến 41 kg, gần như không là gì so với khối lượng 9 tấn của khủng long bạo chúa.

Suskityrannus hazalae không phải là loài đầu tiên hay nhỏ nhất trong họ Tyrannosaurus nhưng Nesbitt cho biết đây là ví dụ điển hình nhất về việc gia đình khủng long có kích thước khiêm tốn này phát triển thành khủng long bạo chúa với kích thước khổng lồ.

Nesbitt cho biết loài mới được phát hiện này có lẽ là một trong số những khủng long nhỏ cuối cùng còn sống vào thời điểm đó. Nó lớn hơn tyrannizardoid trước đó và có bàn chân lớn cần thiết cho việc di chuyển nhanh, điều mà khủng long bạo chúa không có được.

LHQ: Một triệu loài sinh vật trên Trái Đất có nguy cơ tuyệt chủng

Liên Hợp Quốc hôm 6/5 công bố đánh giá mới cho thấy loài người đang hủy hoại nhanh chóng thế giới tự nhiên, khiến một triệu loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Dấu chân 15.600 năm tuổi xác nhận lịch sử loài người tại châu Mỹ

Các nhà khoa học đã phát hiện dấu chân con người với niên đại 15.600 năm tại miền nam Chile. Đây được coi là dấu vết cổ xưa nhất của loài người ở châu Mỹ.


Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm