Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện máu và nước tiểu lỏng trong xác ngựa 42.000 năm tuổi

Các nhà nghiên cứu Nga tìm thấy máu và nước tiểu dạng lỏng bên trong xác một con ngựa chết cách đây 42.000 năm ở vùng Verkhoyansk, Siberia, mở ra hi vọng nhân bản loài vật cổ đại.

Theo Semyon Grigoriev, giám đốc Bảo tàng Mammoth tại Đại học Liên bang Đông Bắc (NEFU) ở Yakutsk, dịch cơ thể của con vật này đã được trích xuất trong quá trình khám nghiệm tử thi và được kiểm nghiệm với hy vọng nhân bản các loài đã tuyệt chủng.

Các thợ săn ngà voi ma mút đã phát hiện ra con ngựa nói trên bị kẹt trong lớp băng vĩnh cửu ở miệng núi lửa Batagaika vào mùa hè năm 2018. Ông Grigoriev nói với CNN qua email rằng chú ngựa con dường như chỉ mới hai tuần tuổi khi nó chết, có khả năng bị chết đuối trong bùn. Khu vực này sau đó trở thành một phần của lớp băng vĩnh cửu.

phat hien mau trong xac ngua 42.000 nam tuoi anh 1
Xác con ngựa chết cách đây 42.000 năm được bảo quản khá tốt bên trong lớp băng vĩnh cửu. Ảnh: Đại học Liên bang Đông Bắc.

"Khám nghiệm tử thi cho thấy thân thịt ngựa được bảo quản cực kỳ tốt, cơ thể thậm chí không bị biến dạng. Lớp lông trên cơ thể vẫn bao phủ hầu hết phần thân, đặc biệt là đầu và chân", ông Grigoriev cho biết.

Việc bộ lông của động vật vẫn còn nguyên vẹn qua thời gian dài như vậy là cực kỳ hiếm. "Giờ đây, chúng ta có thể biết được màu lông của những con ngựa tuyệt chủng trong thời đại Pleistocene", ông nói thêm.

Việc phát hiện ra máu và nước tiểu thậm chí còn hiếm hơn. Grigoriev nói ông chỉ biết một trường hợp phát hiện máu lỏng của động vật từ kỷ nguyên Pleistocene, kéo dài từ khoảng 2,6 triệu năm trước cho đến khoảng 11.700 năm trước. Đó là máu trong xác chết đông lạnh của một con voi ma mút trưởng thành, được phát hiện bởi nhóm của Grigoriev vào tháng 5/2013 tại đảo Little Lyakhovsky, ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của Nga.

phat hien mau trong xac ngua 42.000 nam tuoi anh 2
Máu và nước tiểu trong xác ngựa có thể giúp nhân bản con vật này. Ảnh: Đại học Liên bang Đông Bắc.

"Theo quy luật, ngay cả khi thân thịt được bảo quản tốt, máu sẽ đông lại hoặc thậm chí biến thành dạng bột trong xác động vật thời kỳ băng hà. Điều này là do quá trình nước và các chất lỏng sinh học khác dần dần bay hơi trong hàng ngàn năm, ngay cả khi xác chết nằm trong băng vĩnh cửu", ông Grigoriev giải thích.

Các chuyên gia Đại học Liên bang Đông Bắc đang làm việc với các chuyên gia từ Tổ chức nghiên cứu công nghệ sinh học Sooam để thử nghiệm nuôi cấy các tế bào, nhằm mục đích nhân bản con vật 42.000 năm tuổi. 

Con ngựa này sẽ được trưng bày tại triển lãm The Mammoth trên khắp Nhật Bản từ tháng 6-9/2020.

Phục hồi hoàn chỉnh bộ xương khủng long hoá thạch lớn nhất Nhật Bản Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết họ đã phục hồi nguyên mẫu hóa thạch bộ xương hoàn thiện của một con khủng long Hadrosaurid dài 8 m cao 4 m, từng sinh sống trên trái đất.

Tìm thấy hóa thạch khủng long 220 triệu năm tuổi ở Argentina

Các nhà khoa học đã phát hiện hàng loạt bộ xương hóa thạch của khủng long có tuổi đời 220 triệu năm tại tỉnh San Juan phía tây Argentina, cách thủ đô Buenos Aires 1.100 km.

Hé lộ những hình ảnh gây sửng sốt trong mộ cổ Ai Cập 4.300 năm tuổi

Ai Cập ngày 13/4 hé lộ ngôi mộ mới khai quật thuộc thời kỳ khoảng 4.300 năm trước, tại khu di tích dự kiến sẽ mang lại nhiều phát hiện mới về Ai Cập cổ đại.



Hương Ly

Bạn có thể quan tâm