Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hoa Sen góp vốn thành lập công ty bất động sản

Công ty mới thành lập sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm bất động sản trị giá 1.000-3.000 tỷ đồng để phát triển dự án văn phòng - trung tâm thương mại - nhà ở...

HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) vừa thông qua việc góp vốn với tỷ lệ 40% để thành lập CTCP Hoa Sen Sài Gòn có vốn điều lệ 100 tỷ đồng. 60% vốn còn lại đến từ các các cổ đông sáng lập khác.

Theo đó, ông Trần Ngọc Chu, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị thường trực - điều hành của Tập đoàn Hoa Sen sẽ là Người đại diện phần vốn góp.

Doanh nghiệp mới sẽ chuyên đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, hướng tới việc tìm kiếm các bất động sản trị giá 1.000-3.000 tỷ đồng để phát triển dự án văn phòng - trung tâm thương mại - nhà ở. Đồng thời, bố trí văn phòng làm việc cho Tập đoàn Hoa Sen, cho thuê hoặc xem xét chuyển nhượng nếu điều kiện phù hợp.

Thời gian triển khai đầu tư dự kiến trong tháng 1/2024. Trong trường hợp các cổ đông khác của Hoa Sen Sài Gòn chưa thu xếp kịp vốn để đầu tư vào các dự án, Tập đoàn Hoa Sen sẽ tạm ứng kinh phí hoặc bảo lãnh các khoản vay của các cổ đông tại ngân hàng. Các cổ đông có nghĩa vụ trả gốc và lãi (nếu tạm ứng) hoặc trả lãi và các chi phí liên quan đến khoản vay tại ngân hàng (nếu được tập đoàn bảo lãnh khoản vay).

Sau khi góp vốn, nếu tình hình diễn biến thị trường thay đổi hoặc Hoa Sen có nhu cầu thu hồi vốn đầu tư thì tập đoàn sẽ chuyển nhượng vốn góp bằng hình thức chuyển nhượng cổ phần hoặc hình thức khác cho các cổ đông hiện hữu của CTCP Hoa Sen Sài Gòn.

Giá chuyển nhượng được xác định bằng giá trị vốn đầu tư ban đầu cộng với khoản lãi được tính theo lãi suất bình quân liên ngân hàng tại thời điểm chuyển nhượng.

Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên "vua tôn" lấn sân vào thị trường bất động sản.

Trước đó, năm 2009, Tập đoàn Hoa Sen đã cùng lúc đầu tư vào 5 dự án bất động sản với định hướng trở thành một tập đoàn đa ngành.

Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm, doanh nghiệp lại bất ngờ tuyên bố rút khỏi mảng kinh doanh phụ và tập trung cho lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là thép. Công ty sau đó đã chuyển nhượng, rút hết vốn ra khỏi 4 dự án, chỉ giữ lại dự án Phố Đông - Hoa Sen đang xây dựng dở dang.

Dù vậy, tham vọng làm bất động sản của Hoa Sen vẫn chưa dừng lại. Năm 2016, Hoa Sen trở lại lĩnh vực này với việc thành lập tới 4 công ty con chuyên đầu tư vào địa ốc gồm CTCP Hoa Sen Yên Bái, CTCP Hoa Sen Hội Vân, CTCP Hoa Sen Vân Hội và CTCP Hoa Sen Quy Nhơn.

Tuy nhiên, đến năm 2018, Hoa Sen đã tuyên bố giải thể lần lượt CTCP Hoa Sen Hội Vân và CTCP Hoa Sen Vân Hội. Sau đó, tập đoàn cũng quyết định giải thể CTCP Hoa Sen Quy Nhơn.

Tại báo cáo tài chính quý I niên độ 2022-2023, Hoa Sen chỉ còn 1 công ty con kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống và trung tâm thương mại là CTCP Hoa Sen Yên Bái.

Phát Đạt sạch nợ trái phiếu sau 1 năm khủng hoảng nhờ 'vũ khí' bí mật

Bên cạnh việc bán tài sản, công ty con, một giải pháp quan trọng giúp Phát Đạt tất toán sạch nợ trái phiếu chỉ sau 1 năm khủng hoảng chính là phát hành cổ phiếu.

Cổ đông lớn liên tục muốn giảm sở hữu tại Novaland

Động thái bán cổ phiếu của các cổ đông lớn diễn ra ngay sau khi Novaland công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu.

Xây dựng Hòa Bình muốn đổi đơn vị kiểm toán

Đơn vị kiểm toán hiện tại của Hòa Bình là EY Việt Nam, đã gắn bó từ 2011 đến nay. Nếu được thông qua, EY sẽ không còn là đơn vị kiểm toán các BCTC của Hòa Bình từ năm 2024.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của ZNews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm