Hội nghị Genève về Đông Dương được hình thành trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô Mô-lô-tốp tại Hội nghị các nước tứ cường Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tại Berlin (diễn ra từ ngày 25/1 đến 18/2/1954). Để chuẩn bị cho Hội nghị này, ngày 3/4/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có buổi Hội đàm cao cấp với Bí thư thứ Nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Khơ rút xốp và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Matxcơva. Ngày 4/5/1954, Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn đến Genève bắt đầu quá trình đàm phán. Nguồn: Lưu trữ tài liệu nghe nhìn quốc gia Nga. Số LT. 0-271566. |
Ngày 7/5/1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ, đã tạo thêm tư thế và sức mạnh cho đoàn đại biểu của Chính phủ ta trong cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị Genève. Ngày 8/5/1954, Hiệp định Genève khai mạc với sự tham gia của 9 bên: Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Campuchia và Ấn Độ. Ảnh Đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Ngoại trưởng Genève năm 1954. Nguồn: Lưu trữ Bộ Ngoại giao Việt Nam. |
Khu căn hộ (Apartaments) ở Genève, nơi đoàn đại biểu nước Việt Nam DCCH lưu trú trong thời gian đàm phán về vấn đề hòa bình Đông Dương tại Hội nghị Ngoại trưởng Genève năm 1954. Nguồn: Lưu trữ Bộ Ngoại giao Việt Nam. |
Cung Quốc gia tại Genève, Thụy Sĩ, ngày 24 - 27/4/1954. Nguồn: Viện Lưu trữ Phim ảnh Nhà nước Nga. Số lưu trữ: 1-17113-1. |
Quang cảnh Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ở Genève trước lúc khai mạc phiên họp toàn thể, tháng 4/1954. Nguồn: Viện Lưu trữ Chính sách đối ngoại Liên bang Nga. |
Các thành viên Đoàn đại biểu Liên Xô bước ra khỏi máy bay tại sân bay ở Genève, Thụy Sĩ, ngày 26/4/1954. Đi giữa, hàng đầu là Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô V.M. Mô-lô-tốp, Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô A.A. Grô-mưn-cô. Nguồn: Viện Lưu trữ Phim ảnh Nhà nước Nga. Số lưu trữ: 1-17113-2a. |
Trưởng đoàn đại biểu Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Dulles bước vào Cung Quốc gia, ngày 26/4/1954. Nguồn: Viện Lưu trữ Phim ảnh Nhà nước Nga. Số lưu trữ: 1-17113-26. |
Đoàn đại biểu nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dự Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao đến sân bay Genève, Thụy Sỹ. Đi giữa hàng đầu là Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai, tháng 4/1954. Nguồn: Viện Lưu trữ Chính sách đối ngoại Liên bang Nga. |
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Gi. Bi-đô bước vào phòng họp Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao tại Cung Quốc gia, Genève, ngày 26/4/1954. Nguồn: Viện Lưu trữ Phim ảnh Nhà nước Nga. Số lưu trữ: 0-273442. |
Các nhà báo tại Trung tâm báo chí, Genève, Thụy Sỹ, cuối tháng 5/1954. Nguồn: Viện Lưu trữ Phim ảnh Nhà nước Nga. Số lưu trữ: 1-17113-5. |
Sau 75 ngày thương lượng căng thẳng, với 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp giữa các trưởng đoàn, ngày 21/7/1954, tại trụ sở Hội quốc liên cũ ở Genève đã kết thúc, các bản Hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Lào, Campuchia được ký kết. Các nước tham gia Hội nghị đã ký bản Tuyên cuối cùng, nhưng để giúp Thủ tướng Pháp Mendès France giữ đúng Lời hứa với Quốc hội Pháp, tất cả các văn bản được ký kết đều ghi ngày 20/7/1954. Ảnh Đại diện Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tạ Quang Bửu ký Hiệp định về việc đình chỉ chiến sự ở Đông Dương tại Cung quốc gia, Genève, tháng 7/1954. Nguồn: Viện Lưu trữ Phim ảnh Nhà nước Nga. Số lưu trữ: 2-20059. |
Đại diện Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang Pháp, Tướng A. Đen-tây ký Hiệp định về việc đình chỉ chiến sự ở Đông Dương tại Cung Quốc gia, Genève, tháng 7/1954. Nguồn: Viện Lưu trữ Phim ảnh Nhà nước Nga. Số lưu trữ: 2-20056. |
Bản tuyên bố cuối cùng đăng trên Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, số 8 năm 1954. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. |
Phiên họp toàn thể bế mạc Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ở Genève, tháng 7/1954. Nguồn: Viện Lưu trữ Phim ảnh Nhà nước Nga. Số lưu trữ: 0-271565. |
Đoàn đại biểu Liên Xô do Bộ trưởng Ngoại giao V.M.Mô-lô-tốp dẫn đầu và Đoàn đại biểu Anh quốc do Ngoại trưởng Anthony Eden dẫn đầu tại Phiên họp bế mạc Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ở Genève, tháng 7/1954. Nguồn: Viện Lưu trữ Phim ảnh Nhà nước Nga. Số lưu trữ: 2-20058. |
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, Hiệp định Genève có một vị trí đặc biệt quan trọng khi nó thể hiện vai trò của một văn bản pháp lý mang tầm quốc tế, tác động trực tiếp đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta, nhất là cách mạng trong thời kỳđấu tranh chống can thiệp và xâm lược của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1954 -1973). Ảnh Bản thảo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Hội nghị Genève được ký kết năm 1954. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ Thủ tướng, hồ sơ 1890. |
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.