Vào những năm 1950, để các hoạt động xuất bản phục vụ kịp thời và có hiệu quả trong công cuộc kháng chiến, đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng. Nhà nước tiếp tục thành lập thêm các nhà xuất bản, các cơ sở xuất bản. Khắp mọi vùng miền đất nước, sách được in ấn, phát hành sâu rộng. Trong ảnh là hoạt động của một xưởng in lúc bấy giờ. |
Khi ấy, công tác xuất bản, in ấn, phát hành là một trong những hoạt động rất quan trọng của công tác văn hóa trong kháng chiến. Ảnh chụp tại phòng làm chữ chì - giai đoạn đầu trong dây chuyền sản xuất tại một xưởng in. |
Giai đoạn 2 của dây chuyền sản xuất - Xếp chữ. |
Giai đoạn 3 - In sách báo. |
Cắt xén và đóng sách là bước cuối cùng trong dây chuyền sản xuất. |
Hoạt động phát hành sách, báo trong kháng chiến. |
Quá trình vận chuyển sách, báo tới các cơ sở phát hành trong thời kỳ kháng chiến. Theo thống kê trong sách Các nhà xuất bản Việt Nam đương đại, tổng số sách xuất bản trong giai đoạn kháng chiến 1945-1954 lên đến 8.574.400 bản. |
Theo thống kê, từ năm 1947 đến đầu năm 1954, Nhà xuất bản Sự thật đã xuất bản 324 đầu sách. Trong 9 năm kháng chiến, ngành xuất bản quân sự đã xuất bản được trên 1.000 đầu sách, tài liệu. Riêng Nhà xuất bản Vệ quốc quân, Quân du kích (sau này hợp nhất thành Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân), từ tháng 5/1950 đã xuất bản được 300 đầu sách. |