Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

70 năm ngành Xuất bản lưu giữ, truyền bá tri thức

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của sách tại hội thảo kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành xuất bản.

70 xuat ban anh 1

Xuất bản là ngành đóng góp quan trọng với quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Nhìn lại 70 năm của ngành, đồng thời bàn phương hướng phát triển cho xuất bản trong tương lai, hội thảo “Xuất bản Việt Nam - 70 năm xây dựng và phát triển” được tổ chức sáng 28/9 tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là một hoạt động trọng điểm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành xuất bản, in và phát hành sách Việt Nam (10/10/1952 - 10/10/2022).

Bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, văn hóa

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - nói trong suốt 70 năm xây dựng và phát triển, nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò đặc biệt của hoạt động xuất bản, Đảng luôn xác định xuất bản là bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, văn hóa, là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng; tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

70 xuat ban anh 2

Hội thảo là dịp nhìn lại 70 năm truyền bá tri thức của ngành xuất bản. Ảnh: Thành Đông.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cũng nêu định hướng phát triển xuất bản trong tình hình mới. Các cơ quan tham mưu, cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, những người làm công tác xuất bản, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản phải đổi mới tư duy, có giải pháp triển khai đồng bộ, kịp thời; nhạy bén trong triển khai thực hiện, đồng thời giải quyết những vấn đề chiến lược của ngành.

Để xuất bản phát triển hơn nữa cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ quản và cơ quan lãnh đạo, quản lý trong việc chỉ đạo, định hướng, giám sát và tạo cơ chế thông thoáng cho hoạt động xuất bản. Các giải pháp, liên kết này có mục tiêu giúp ngành thực hiện tốt hơn nữa sứ mệnh lưu giữ, truyền bá tri thức và triển khai hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong suốt 70 năm xây dựng và phát triển, nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò đặc biệt của hoạt động xuất bản, Đảng luôn xác định xuất bản là bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, văn hóa, là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.

Ôn lại những dấu mốc lịch sử của ngành xuất bản trong 70 năm qua, ông Phạm Minh Tuấn - Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật - nói sách luôn đóng góp vào công cuộc đấu tranh giành độc lập, phát triển đất nước.

Những tác phẩm của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ trước đã đặt nền móng cho sự nghiệp xuất bản cách mạng Việt Nam. Sau khi Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, xuất bản cách mạng có điều kiện phát triển, thể hiện vai trò to lớn của mình trong công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân còn non trẻ, giữ gìn thành quả cách mạng.

Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hoạt động xuất bản đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, kiến quốc.

Sau năm 1954, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam. Trong điều kiện cam go, khốc liệt của chiến tranh, hoạt động xuất bản đã có đóng góp xứng đáng trên mặt trận tư tưởng, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong công cuộc đổi mới, hoạt động xuất bản đã lớn mạnh cả về quy mô, năng lực, trình độ, phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế.

Phát triển xuất bản thành ngành kinh tế - công nghệ hiện đại

Kế thừa bề dày truyền thống, xuất bản tiếp tục có bước phát triển trong giai đoạn hiện nay. Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - cho biết đến năm 2021, dù chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, hoạt động xuất bản vẫn có bước phát triển tích cực.

Toàn ngành đạt trên 40.000 đầu xuất bản phẩm, trong đó có trên 32.000 đầu sách, trên 460 triệu bản xuất bản phẩm, trong đó có 390 triệu đầu sách (tăng trên 1,5 lần so với năm 2001); tổng doanh thu lĩnh vực xuất bản đạt 2.996,7 tỷ đồng (tăng 1,4 lần so với năm 2002).

70 xuat ban anh 3

Đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông tham quan triển lãm sách chào mừng 70 năm ngành xuất bản. Ảnh: Thành Đông.

Hệ thống tổ chức các nhà xuất bản được giữ vững, ổn định; năng lực, trình độ của một số nhà xuất bản được tăng cường; lực lượng lao động có bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng. Lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm phát triển nhanh về quy mô và số lượng, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm được nâng cao.

Phát hành xuất bản phẩm điện tử tăng trưởng mạnh mẽ trong ba năm gần đây. Nhiều loại hình xuất bản phẩm hiện đại được xuất bản, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc phát hành sách nói.

Các đại biểu tham dự hội thảo cũng nêu quan điểm, góp ý nhằm phát triển hơn nữa ngành xuất bản. Tham luận của Cục Xuất bản, In và Phát hành nêu nhiệm vụ, phương hướng, mục tiêu phát triển.

Theo đó, xuất bản tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, là một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền tảng tư tưởng, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng xã hội học tập.

Xây dựng ngành xuất bản trở thành một bộ phận quan trọng của công nghiệp văn hóa, xuất bản nhiều đầu sách hay, giá trị, đúng định hướng, phát hành với số lượng lớn, tạo sức lan toả, tác động tích cực vào nhận thức xã hội, tạo lập sức mạnh quốc gia.

Cơ quan quản lý Nhà nước về xuất bản nêu quan điểm phát triển, sẽ tổ chức, sắp xếp ngành xuất bản theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa đúng với tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đưa xu thế tiến bộ, hiện đại của thế giới vào phát triển ngành xuất bản.

Phát triển ngành xuất bản thành ngành kinh tế - công nghệ hiện đại, chuyển đổi số thành công, đưa xuất bản điện tử thành mũi nhọn phát triển, khẳng định vị thế ngành xuất bản Việt Nam trong khu vực.

Hội thảo “Xuất bản Việt Nam - 70 năm xây dựng và phát triển” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý từ nhiều cơ quan, đơn vị xuất bản và cơ sở đào tạo trên cả nước. Từ hơn 70 bài tham luận được gửi đến, ban tổ chức đã lựa chọn hơn 40 bài để in trong kỷ yếu hội thảo.

Hội thảo bao gồm hai phần chính, tương ứng với hai chủ đề lớn: “Ngành xuất bản, in và phát hành sách Việt Nam - Hành trình 70 năm” và “Ngành xuất bản, in và phát hành sách Việt Nam - Tầm nhìn và định hướng phát triển”.

Nhìn lại 70 năm xây dựng và phát triển ngành Xuất bản Việt Nam

Hội thảo khoa học “Xuất bản Việt Nam - 70 năm xây dựng và phát triển” diễn ra ngày 28/9, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thu hút đông đảo các chuyên gia, nhà quản lý.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tham quan phố sách Hà Nội

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tham quan từng gian sách, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại phố sách 19/12 (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Đỗ Thu

Bạn có thể quan tâm