Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hình ảnh ấn tượng của Hỏa tinh được chụp trong 15 năm

Những hình ảnh chụp bởi Vệ tinh Trinh sát Sao Hỏa (Mars Reconnaissance Orbiter - MRO) đã được NASA công bố nhân kỷ niệm 15 năm nó được phóng vào vũ trụ.

Hinh anh tren Hoa tinh chup boi tau MRO cua NASA anh 1

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố những hình ảnh ấn tượng chụp bởi MRO để kỷ niệm 15 năm ngày con tàu bắt đầu sứ mệnh. Đây là hình ảnh năm 2014 chụp một vết lõm đường kính 30 m, được tạo ra bởi một thiên thạch lao vào Hỏa tinh. Bầu khí quyển mỏng trên Hỏa tinh không đốt cháy thiên thạch như Trái Đất. Màu sắc trong ảnh đã được xử lý để làm nổi bật vết lõm.

Hinh anh tren Hoa tinh chup boi tau MRO cua NASA anh 2

Theo CNET, MRO trang bị 3 camera gồm ống kính màu với hiệu ứng mắt cá, máy ảnh đen trắng chụp bề mặt và cảm biến HiRise chụp ảnh màu với độ phân giải cao phục vụ nghiên cứu khoa học. Đây là ảnh chụp một cơn lốc cát trên Hỏa tinh bởi camera HiRise. Dựa trên độ dài bóng của cơn lốc trên mặt đất, các nhà khoa học ước tính chiều cao của nó là hơn 800 m, tương đương tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa tại Dubai.

Hinh anh tren Hoa tinh chup boi tau MRO cua NASA anh 3

Hiện tượng lở tuyết được chụp bởi camera HiRise. Những lớp băng trên Hỏa tinh khi bốc hơi sẽ khiến vách đá cao 500 m ở cực bắc vỡ vụn, làm lộ ra nhiều lớp băng và bụi tồn đọng từ các giai đoạn hình thành khác nhau.

Hinh anh tren Hoa tinh chup boi tau MRO cua NASA anh 4

Hình ảnh năm 2009 chụp một cồn cát trên Hỏa tinh. Màu của ảnh đã được xử lý để làm nổi bật các tiết như đỉnh cồn cát và gợn sóng tạo ra bởi gió thổi.

Hinh anh tren Hoa tinh chup boi tau MRO cua NASA anh 5

Ảnh chụp một miệng hố bí ẩn trên sườn núi lửa Pavonis Mons. Lý do xuất hiện vòng tròn xung quanh miệng hố vẫn chưa được giải đáp. Một số suy đoán cho rằng đây là miệng của một hang ngầm sâu chưa được khám phá.

Hinh anh tren Hoa tinh chup boi tau MRO cua NASA anh 6

Một miệng hố với phần đáy trông như đá, được MRO chụp năm 2015. Màu sắc bức ảnh cũng được xử lý làm nổi bật miệng hố.

Hinh anh tren Hoa tinh chup boi tau MRO cua NASA anh 7

Hình ảnh miệng hố được MRO chụp năm 2007. Nhìn trong ảnh rất nhỏ nhưng theo ước tính của NASA, kích thước hố này rộng gần bằng một sân bóng đá. “Những miệng hố, hang có thể được nghiên cứu bởi các con tàu, robot và thậm chí là nhà thám hiểm”, NASA cho biết.

Hinh anh tren Hoa tinh chup boi tau MRO cua NASA anh 8

Miệng hố trông giống như hạt đậu được MRO chụp ở phía nam núi lửa Arsia Mons. Các miệng hố sẽ được NASA phân tích để tìm ra nguồn gốc của chúng.

Hinh anh tren Hoa tinh chup boi tau MRO cua NASA anh 9

Một miệng hố trông như vực thẳm được MRO chụp năm 2010. Đội ngũ xử lý camera HiRise đã tăng độ sáng bức ảnh để xem bên trong miệng hố đen kia là gì. Ảnh bên phải là miệng hố khi được tăng độ sáng ảnh.

Hinh anh tren Hoa tinh chup boi tau MRO cua NASA anh 10

Những hố hình thành dọc theo sườn núi lửa Elysium Mons sau các vụ động đất trên Hỏa tinh. NASA cho biết đây là manh mối quan trọng giúp họ nghiên cứu về nguồn gốc một số thung lũng.

Hinh anh tren Hoa tinh chup boi tau MRO cua NASA anh 11

Hình ảnh chụp cùng vị trí nhưng tại các thời điểm khác nhau. Một số người cho rằng những vệt đen tạo ra bởi nước muối cô đặc. Tuy nhiên, NASA cho biết chúng thực chất là cát xung quanh trượt xuống mà thôi.

Sơ đồ chứng minh Hỏa tinh có thể cải tạo thành Trái Đất thứ 2 Các nhà nghiên cứu tại Đại học Colorado, Boulder đã tạo ra sơ đồ chi tiết các dòng điện định hình từ trường bao quanh Hỏa tinh. Điều này chứng minh Hoả tinh có thể cải tạo.

Những địa điểm 'du lịch' kỳ thú nhất trên Hỏa tinh

Những đặc điểm địa chất kỳ lạ khiến hành tinh đỏ là một trong những khu vực thu hút nhiều sự chú ý nhất của giới nghiên cứu vũ trụ.

Tiết lộ bất ngờ về Hỏa tinh

Nghiên cứu mới cho thấy Hỏa tinh từng bị đóng băng một phần trong thời kỳ mới hình thành.

Phúc Thịnh

Ảnh: NASA

Bạn có thể quan tâm