Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Him Lam Land đổi tên

Doanh nghiệp bất động sản này được thành lập vào năm 2008, là một trong những đơn vị thành viên phụ trách mảng bất động sản thuộc Tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh.

Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam (Him Lam Land) vừa công bố đổi tên doanh nghiệp thành CTCP Bất động sản Trường Sơn (Truong Son LandCorporation) kể từ ngày 20/12.

Doanh nghiệp cho biết việc đổi tên nằm trong kế hoạch tái định vị thương hiệu, không ảnh hưởng đến các quan hệ, giao dịch, nghĩa vụ dân sự cũng như việc thực hiện hợp đồng, thỏa thuận mà các bên đã ký kết trước đây. Toàn bộ các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty sẽ tiếp tục được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Him Lam Land được thành lập vào năm 2008, là một trong những đơn vị thành viên phụ trách mảng bất động sản thuộc Tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh.

Công ty hiện có hàng chục dự án bất động sản lớn tại TP.HCM như Him Lam Riverside (quận 7), Him Lam Chợ Lớn (quận 6), Him Lam Phú An (TP Thủ Đức)... và nhiều dự án ở Hà Nội và các tỉnh, thành khác.

Số liệu mới nhất cho cho thấy vốn điều lệ của Him Lam Land vào cuối năm 2017 là 1.700 tỷ đồng. Tổng tài sản đến 31/12/2022 ghi nhận gần 16.943 tỷ đồng, giảm 30% so với đầu năm, nợ phải trả 14.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh nghiệp đã đưa dư nợ trái phiếu về 0.

Cũng trong năm 2022, Him Lam Land công bố lãi sau thuế gần 2.380 tỷ đồng, gấp gần 14 lần so với khoản lãi 171 tỷ đồng năm ngoái.

Người đại diện theo pháp luật của Him Lam Land vẫn được giữ nguyên là ông Nguyễn Ngọc Thủy (sinh năm 1965). Ông Thủy là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Him Lam Land từ năm 2008, Phó tổng giám đốc Đầu tư và Tài chính CTCP Him Lam từ năm 2002.

Bên cạnh đó, ông Thủy và bà Trần Thị Lan Anh là hai cổ đông lớn nắm 10% vốn Him Lam Land (tương đương 17 triệu cổ phần, tính đến 31/12/2018).

Nhà đất hạ giá có giao dịch trở lại

Càng về cuối năm, thị trường nhà phố ở TP.HCM lại càng xuất hiện nhiều giao dịch hơn, khi mức giá đang tiếp tục hạ dần so với kỳ vọng của nhà đầu tư.

TP.HCM giải ngân 250 tỷ đồng vốn đầu tư công mỗi ngày

Đây là kết quả vượt trội trong 60 ngày TP.HCM phấn đấu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Dự kiến đến hết năm, TP có thể hoàn thành 53% chỉ tiêu vốn đầu tư công được giao.

Lãnh đạo TP.HCM sẽ thăm trực tiếp các doanh nghiệp có nguy cơ nợ lương

Thông tin này được bà Trần Lê Thanh Trúc, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của ZNews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm