Một số địa phương, nhà trường đã lạm quyền khi chỉ định đích danh nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa và yêu cầu người dân, thậm chí là sinh viên phải sử dụng.
|
Lấy lý do phục vụ tốt hơn việc trao đổi giữa nhà trường và sinh viên, ngày 16/10, Đại học Ngoại ngữ Huế ra văn bản yêu cầu tất cả các sinh viên phải sử dụng sim miễn phí của VinaPhone, đồng thời đóng 20.000 đồng để kích hoạt. Theo văn bản của hiệu trưởng nhà trường, đây được xem là công tác quan trọng, và đề nghị các khoa đốc thúc thực hiện. |
|
Theo nhiều sinh viên, cách làm này của nhà trường không khác gì ép họ phải bỏ sim cũ, số cũ, hoặc phải mua lại máy điện thoại có hai sim để sử dụng dịch vụ của VinaPhone. Hiệu trưởng sau đó cho rằng, nhà trường chỉ khuyến khích, sinh viên nào không dùng thì có thể trả, còn nếu thiếu máy sẽ được VNPT cấp miễn phí. |
|
Cho rằng người dân sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp địa phương là giúp tăng ngân sách tỉnh, năm 2014, Hà Tĩnh ra văn bản yêu cầu các chủ cửa hàng, quán karaoke phải cam kết chỉ được uống bia Sài Gòn. Thậm chí, hệ thống loa phóng thanh, văn nghệ xã cũng phải tập trung tuyên truyền chủ trương này. |
|
Sự việc được đẩy lên cao khi các công chức buộc phải viết tường trình do không sử dụng bia Sài Gòn trong một buổi liên hoan riêng. Văn bản này sau đó đã bị "tuýt còi" vì phạm luật. |
|
Tháng 8/2014, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam được cấp ngân sách 9 tỷ đồng để đầu tư dự án giao thông nông thôn. Tuy nhiên, trong văn bản, Ủy ban nhân dân tỉnh lại yêu cầu địa phương này "làm việc với Công ty xi măng Xuân Thành 2". Theo trình bày của huyện, nội dung văn bản này không khác gì việc tỉnh ép địa phương phải sử dụng sản phẩm của Công ty Xuân Thành 2. |
|
Dù giải thích văn bản chỉ nói về việc địa phương bàn bạc, hỗ trợ doanh nghiệp và tỉnh khuyến khích, chứ không ép, nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam vẫn bị Bộ Công Thương tuýt còi vì vi phạm Luật Cạnh tranh |
hí họa
ép dân
phạm luật
vinaphone
nhà mạng