Trung tuần tháng 5, Zing.vn tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ với 30 người làm nhiều ngành nghề khác nhau như giảng viên, nhân viên văn phòng, kinh doanh tự do... Một nữ sinh mới tốt nghiệp đại học, có bằng giỏi vẫn hối lộ khi xin việc vào một cơ quan Nhà nước ở Hà Nội, vì các đối thủ chi tiền quá mạnh tay. |
Nhiều năm qua, Bộ Y tế mạnh tay xử lý nạn phong bì trong bệnh viện. Song, tình trạng tham nhũng vặt tại các cơ sở y tế vẫn diễn ra phổ biến. Theo Khảo sát Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2017, khoảng 36% người được hỏi khẳng định phải chi thêm tiền để được quan tâm khi đi khám, chữa bệnh. |
Tránh “thủ tục lằng nhằng”, “không bị gây khó dễ” hay nhằm “giải quyết nhanh công việc” là những lý do phổ biến để giải thích cho các hành vi chi tiền "bôi trơn". |
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng tặng quà, bồi dưỡng các cán bộ, bác sĩ, giáo viên là việc làm cần thiết, thể hiện sự quan tâm, thông cảm với công việc vất vả của họ. |
Cũng theo kết quả PAPI 2017, tỷ lệ người dân bị vòi vĩnh sẵn sàng tố giác hành vi này rất thấp, chỉ khoảng 3%. Họ sợ bị trù úm, cô lập và lo ngại không đem lại kết quả gì. |
Lợi dụng sự quá tải của bộ máy hành chính, các "cò mồi" đã cấu kết với nhiều cán bộ thoái hóa, biến chất để tư lợi cho bản thân. Chia sẻ với Zing.vn, nhiều chuyên gia cho rằng người dân sẵn sàng thỏa hiệp với tham nhũng, chi tiền "bôi trơn" để mua sự đơn giản, nhanh chóng. |
Phát biểu trước Quốc hội, cựu đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) chia sẻ ông đã chứng kiến một bộ trưởng trả lời trên truyền hình rằng: "Cán bộ của tôi không có đồng chí nào vòi tiền hối lộ cả, toàn dân tự đưa thôi ". |
Trong khi đó, chạy chức, chạy quyền được đánh giá là căn bệnh nan y, vấn nạn nhức nhối và là biểu hiện đặc trưng của lợi ích nhóm trong công tác cán bộ. "Ai chạy - chạy ai phải làm rõ, vì cái này vẫn nhức nhối lắm, có nhiều thứ chạy lắm!", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thẳng thắn nhìn nhận. |
Thời gian qua, hiện tượng “con ông cháu cha”, cả họ làm quan, chọn người nhà hơn chọn người tài diễn ra ở nhiều bộ ngành, địa phương. “Ở Việt Nam hay bất kỳ một quốc gia nào, không thể tin tưởng và trao cho một quan chức quyền hành giám sát người thân của mình", giáo sư Zachary Abuza (Học viện Chiến tranh Mỹ) chia sẻ với Zing.vn. |
Tham nhũng quỹ công, bòn rút vốn đầu tư của các công trình đã trở thành mánh khóe tinh vi để nhiều cá nhân trục lợi. |
Làm giàu bằng những hành vi vi pháp, song nhiều cán bộ một mực khẳng định rằng khối tài sản kếch xù có được nhờ nuôi gà, chăn lợn, bán chổi... "Giải thích cho xong mà không hợp lý thì không ai chấp nhận nổi", Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt bức xúc. |