Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hết hạn để tang cha, lãnh đạo Kim Jong Un chuẩn bị 'lột xác'

Giới phân tích dự đoán, sau khi kết thúc thời hạn 3 năm để tang cha, nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ "lột xác" với hình ảnh hoàn toàn khác biệt và sẽ ra sức tái thiết kinh tế.

Triều Tiên sẽ kỷ niệm 3 năm ngày mất của cố lãnh đạo Kim Jong Il vào ngày 17/12 tới. Giới phân tích bình luận, sau sự kiện này, lãnh đạo Triều Tiên hiện nay có thể sẽ công bố những nguyên tắc lãnh đạo mới mở màn "thời đại Kim Jong Un", tương tự như người cha quá cố của ông từng xây dựng chính sách "tiên quân" (quân đội là ưu tiên hàng đầu và nguồn lực quốc gia sẽ được phân bổ cho quân đội đầu tiên).

Cho đến nay, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un vốn không có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo trước khi lên cầm quyền vẫn bị cho là còn phụ thuộc hoàn toàn vào cách quản lý, điều hành nhà nước của người cha quá cố, dù trong 3 năm qua, ông đã không ngừng triệt hạ, làm suy yếu ảnh hưởng của phe cánh quân sự bảo thủ để củng cố quyền lực của mình. 

 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

"Đây là thời gian thích hợp nhất để nhà lãnh đạo Kim giới thiệu chính sách mới, mở ra kỷ nguyên của riêng mình (sau thời hạn 3 năm để tang cha). Có thể, một số những thay đổi bước ngoặt về mặt tư tưởng cũng như nguyên tắc lãnh đạo của ông ấy sẽ xuất hiện", ông Ahn Chan-il, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên ở Hàn Quốc, nhận định.

Bên cạnh đó, trong một báo cáo dự đoán về năm 2015, Viện Nghiên cứu Viễn Đông liên kết với Đại học Kyungnam (Hàn Quốc) nhận định, Triều Tiên có thể công bố và áp dụng một loạt các biện pháp mới. Các biện pháp nhằm tạo ra "sự lột xác" cho chế độ Bình Nhưỡng, đồng thời phô trương quyền lực của ông Kim Jong Un trước người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế khi nước này kỷ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động cầm quyền vào năm tới.

"Triều Tiên có thể áp dụng các nguyên tắc lãnh đạo và một cơ cấu quyền lực mới để mở ra 'thời đại Kim Jong Un' hoàn toàn khác biệt so với hai lãnh đạo tiền nhiệm của ông, thời Chủ tịch Kim Nhật Thành và cố lãnh đạo Kim Jong Il", báo cáo viết. 

Theo giới phân tích, cơ cấu quyền lực mới phù hợp với kỷ nguyên Kim Jong Un tương tự như cơ chế Ủy ban Quốc phòng từng mở đầu cho thời đại Kim Jong Il có thể được tạo ra. Đặc biệt, về mặt kinh tế, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un có thể sẽ nỗ lực tập trung vực dậy nền kinh tế yếu kém, thúc đẩy việc hợp pháp hóa một loạt biện pháp mới mà nước này đã thử nghiệm trong những năm gần đây.

Giới phân tích nhận định, khôi phục kinh tế sẽ là nhiệm vụ chính duy nhất của Triều Tiên trong thời gian sắp tới khi nước này đã tuyên bố trung thành với hệ tư tưởng Chủ thể (Juche) và xây dựng quân đội mạnh mẽ với vũ khí hạt nhân.

"Cùng với những thành quả mà nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã làm được trong 3 năm qua, chính quyền Bình Nhưỡng có thể tìm cách mở rộng cải cách hoặc tái cấu trúc lại chính sách. Họ có thể tìm cách cải thiện quan hệ kinh tế với Hàn Quốc để tăng lợi ích dù mối quan hệ giữa 2 nước vẫn không hề được cải thiện", ông Cho Bong-hyun, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Hàn Quốc, nhận định.

Ngoài ra, theo ông Cho, Bình Nhưỡng cũng có thể nỗ lực thúc đẩy và thu hút đầu tư nước ngoài từ một loạt các quốc gia để giảm phụ thuộc quá mức vào đồng minh ruột Trung Quốc. Theo đó, Triều Tiên có thể tìm kiếm nguồn đầu tư từ Nga, Mông Cổ cũng như các nước châu Âu.

"Một trong những lý do thúc đẩy Triều Tiên tìm cách đa dạng hóa các đối tác chính là vì làm như vậy, Bình Nhưỡng có thể khiến Trung Quốc phải đầu tư nhiều hơn nữa cho họ. Đồng thời, chiến lược này cũng giúp chứng tỏ, Triều Tiên có thể nhận được sự đầu tư từ nhiều phía chứ không riêng gì Trung Quốc".

Thêm dấu hiệu Kim Jong Un củng cố quyền lực tối cao

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ ứng cử đại biểu Quốc hội trong cuộc bầu cử vào tháng 3 tới, động thái được cho là nhằm củng cố hơn nữa quyền lực.

http://danviet.vn/thoi-su/het-han-de-tang-cha-lanh-dao-kim-jongun-chuan-bi-lot-xac-515034.html

Theo Phương Đăng/Dân Việt

Bạn có thể quan tâm