Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hết dừa Xiêm đến me Thái, Việt Nam sao thua mãi?

140 năm trước hạt gạo đã không có chỗ chen chân về chất lượng trên thương trường thế giới. Đến nay, không chỉ hạt gạo, mà còn là trái cây các loại, thua ngay trên sân nhà.

1
Thu hoạch bắp cải tại các vựa nông sản. Ảnh: Vietnamplus

 

Đã có rất nhiều cảnh báo về những thách thức đối với nông dân Việt Nam từ sau TPP. Nguyên nhân đưa ra cũng nhiều, đề xuất cũng lắm.

Đây không phải là những cảnh báo, đề xuất lần đầu tiên và cũng chưa phải là cuối cùng. Vấn đề là làm sao để “nhúc nhích” thực sự.

Ví dụ, lĩnh vực gạo xuất khẩu. Những vấn đề đặt ra cho hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2015 này vẫn là những vấn đề y hệt từng được đặt ra cho gạo xuất khẩu của Đông Dương một thế kỷ trước.

Chính xác là năm 1918, Capus Guillaume, khi phân tích về gạo xuất khẩu của Đông Dương, từng viết: “Thương mại xuất khẩu gạo của Đông Dương từ lâu đã phải mất ăn đáng kể do yếu kém hơn so với các nước sản xuất những giống lúa gạo có giá cao hơn là Miến Điện, Mỹ, Ý, Nhật và Ấn Độ thuộc Hà Lan (Indonesia sau này) cùng Ấn Độ thuộc Anh (tức Ấn Độ và Pakistan ngày nay).

Số thất thu này lên đến hàng triệu quan Pháp một năm, nhất là khi nay Đông Dương về mặt số lượng gạo xuất khẩu đứng thứ
nhì trong số các nước sản xuất gạo, đạt 1,5 triệu tấn hàng năm, chỉ thua Miến Điện xếp thứ nhất.

Những nguyên nhân của sự thua kém này đã được biết đến từ lâu, ghi nhận từ cách đây hơn 50 năm và bị tố cáo không ngừng như là một trở ngại cho việc bước vào cạnh tranh thương mại mọi mặt với các đối thủ trong các thị trường phương Tây.

Ngay từ năm 1867, gạo của xứ Nam Kỳ đem dự đấu xảo thế giới đã cho thấy chất lượng kém... Đến năm 1875, Giám đốc Sở Nội vụ Nam kỳ ghi nhận rằng loại nông sản hầu như là mặt hàng xuất khẩu duy nhất của chúng ta không còn có chỗ chen chân trừ phi chấp nhận giá thấp... ”.

Nếu lấy mốc năm 1875 mà theo tác giả Capus Guillaume trích ghi nhận trong bài rằng “gạo Đông Dương không có chỗ chen chân…” thì “bài ca than vãn” này đã kéo dài 140 năm mà vẫn chưa dứt, thậm chí chưa thấy cơ may chấm dứt. Làm thế nào mà đến năm 2015 này, cũng vẫn là vấn nạn chất lượng gao không sánh nổi gạo của các đối thủ truyền kiếp. Câu trả lời xin nhường cho các nhà “Phát triển nông thôn”.

Và không chỉ hạt gạo, mà còn là trái cây các loại, thua ngay trên sân nhà. Đầu thế kỷ trước, đã nghe kêu: mãng cầu xiêm, vịt xiêm, dừa xiêm….

Nay qua thế kỷ 21, vẫn cứ phải nghe: xoài Thái, nhãn Thái, me Thái, boòng boong Thái, chôm chôm thái, sầu riêng Thái.... Hết “siêm” (Siam) đến “Thái” là làm sao? Một câu hỏi hy vọng sẽ đập vào mắt không ít bạn trẻ sẽ xắn tay áo lao vào học và làm việc để giải bằng được thách đố mà cha ông mấy đời nay đã không giải được. 

TPP: Thời điểm ngành chăn nuôi buộc phải thay đổi

Ông Herb Cochran, GĐ điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại TP HCM (AmCham) chia sẻ với độc giả Zing.vn về tác động của TPP đối với Việt Nam cùng kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài.

Danh Đức

Bạn có thể quan tâm