Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến thị trường, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự sụt giảm sức mua và gặp nhiều áp lực tài chính nội tại. Không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ đã gặp phải khủng hoảng, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, trong nguy có cơ, nhiều chủ doanh nghiệp đã nhìn thấy điểm sáng trên con đường kinh doanh hậu Covid và tận dụng nguồn lực từ bên ngoài để vượt qua thách thức.
Chao đảo vì Covid-19
Theo thống kê của Cục quản lý Kinh doanh (Bộ KHĐT) chỉ trong 2 tháng đầu năm có tới 16.151 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có thời hạn, 2.807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Kết quả từ khảo sát nhanh gần 130.000 doanh nghiệp của Bộ KH&ĐT, tính đến cuối tháng 4 cho thấy, khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, gần 30% áp dụng giải pháp cắt giảm lao động và trên 21% cho lao động nghỉ không lương.
Những con số trên là kết quả của tình trạng doanh thu giảm mạnh trong thời gian giãn cách xã hội và các doanh nghiệp vẫn phải “gánh” nhiều khoản chi phí hàng ngày. Đầu vào khó khăn khi giao thương bị thắt chặt, đầu ra hạn chế do sức mua giảm mạnh kèm theo các thách thức về dòng tiền, nguồn nguyên liệu là những sức ép lớn khiến doanh nghiệp không thể tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
Nhiều tiểu thương và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải đóng cửa vì áp lực tài chính. |
Biến nguy thành cơ
Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn nội tại, các doanh nghiệp nhỏ đã bắt đầu có những giải pháp thiết thực để “sống chung với lũ”. Trước bối cảnh dịch bệnh, các nhóm ngành hàng hóa, dịch vụ lại có cơ hội tăng trưởng tốt hơn. Trong đó, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,66%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%.
Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được điều này và kịp thời bắt nhịp để biến nguy thành cơ, nỗ lực vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Đây cũng là thời điểm tốt để các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng đổi mới thiết bị, sử dụng nhân công với chi phí rẻ hơn từ lực lượng lao động thừa từ các tổ chức giải thể.
Một trong những lợi thế lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ trong thời điểm này đó là sự hỗ trợ từ Chính phủ cũng như các tổ chức tài chính. Nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được đưa ra như tạo thuận lợi về việc tiếp cận vốn; cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp; thúc đẩy xuất nhập khẩu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh minh bạch.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng, nếu biết nắm bắt thời cơ, các doanh nghiệp Việt Nam có đầy đủ yếu tố để tạo nên cú hích lớn để phục hồi trong tương lai gần.
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ
Trong bối cảnh thị trường bị ảnh hưởng lớn, các doanh nghiệp nhỏ là những đối tượng “dễ bị tổn thương” nhất. Vì vậy, nhiều ngân hàng đã đưa ra những hỗ trợ thiết thực như miễn, giảm lãi vay, cơ cấu lại nợ, đơn cử là PVcomBank.
Với hạn mức 10.500 tỷ đồng, PVcomBank tiếp tục là một trong những ngân hàng thương mại đưa ra gói hỗ trợ vốn đa dạng. Qua đó, ngân hàng song hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu gánh nặng tài chính, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phục hồi nền kinh tế trong nước.
Gói tín dụng của PVcomBank hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khủng hoảng. |
Với quy trình thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,49%/năm, gói “Vay là được” của PVcomBank hứa hẹn giúp các hộ kinh doanh có nguồn vốn tốt để vượt qua khủng hoảng.
Không chỉ tháo gỡ khó khăn bằng các ưu đãi về vốn, ngân hàng này còn hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ về quy trình, dịch vụ, đơn giản hóa các thủ tục cho vay. Theo đại diện PVcomBank, gói vay này không chỉ hỗ trợ về vốn, mà còn tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho các doanh nghiệp sau dịch. “Giảm tải gánh nặng vốn lưu động, áp lực tài chính; tiếp cận cơ hội phục hồi, phát triển bền vững tài chính” là mục tiêu mà PVcomBank đề ra khi hỗ trợ doanh nghiệp gói vay này.
Với sự tiếp sức về tài chính từ ngân hàng, doanh nghiệp có thêm lợi thế để biến nguy thành cơ, tận dụng nguồn lực từ bên ngoài để duy trì kinh doanh trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lựa chọn sản phẩm vay phù hợp, xây dựng kế hoạch tài chính dài hơi rõ ràng và nhắm đúng đối tác tài chính uy tín.
Bình luận