Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hành trình thoát khỏi nhà thổ Mỹ của cô gái Indonesia

Một cô gái Indonesia có học thức đến Mỹ để làm việc nhưng bị ép bán thân trong nhà thổ. Cô đã vực dậy sau bước ngoặt cuộc đời và giúp đỡ người đồng cảnh.

1
Shandra Woworuntu, người phụ nữ Indonesia từng bị ép phục vụ khách trong nhà thổ ở Mỹ. Ảnh: Survivor Of Slavery

Năm 1998, Shandra Woworuntu, cô gái người Indonesia, sang Mỹ tìm việc sau khi thất nghiệp tại quê nhà. Cô trả nhà tuyển dụng 3.000 USD để có một vị trí tại khách sạn ở thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ.

Khi đó Woworuntu 25 tuổi. Cô từng tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản lý ngân hàng, tài chính và làm trong một ngân hàng tại Indonesia. Khi tương lai đang rộng mở với cô gái ngoài 20 tuổi và có năng lực, những biến động trong nước khiến cô không còn việc làm. Woworuntu quyết định sang Mỹ.

Khi máy bay vừa hạ cánh xuống sân bay JFK ở New York, Woworuntu nhận ra sự thật phũ phàng rằng bản thân là nạn nhân của đường dây buôn người. Người đàn ông đón cô tại sân bay ép Woworuntu vào xe tải và chở đến nhà thổ. Người này còn giữ hộ chiếu và chứng minh nhân dân của cô. Cựu nhân viên ngân hàng ra sức chống cự nhưng gã này gí súng vào đầu Woworuntu.

Cô gái đến từ quốc gia Đông Nam Á bị ép tiếp khách 24 giờ trong ngày tại các nhà thổ khác nhau ở thành phố New York và bang Connecticut. Sau nhiều lần nỗ lực bỏ trốn, cô đã nhảy từ cửa sổ của ngôi nhà ở quận Brooklyn, New York để thoát khỏi kẻ buôn người.

Tuy nhiên, ngay cả khi trốn thoát, cuộc sống không dễ dàng. Woworuntu không có tiền và nơi ở. Người con gái mang quốc tịch Indonesia ở rất xa gia đình, người thân và không có chỗ dựa. Cuối cùng, cô liên hệ với nhà chức trách và được giới thiệu đến Safe Horizon, cơ quan hỗ trợ nạn nhân ở New York.

Sau đó, Woworuntu tiếp tục đưa vụ việc đến giới chức địa phương và liên bang. Kẻ buôn người phải đền tội trước pháp luật.

Sau nhiều năm sống trong yên lặng, cô gái đến từ Indonesia đã tham gia hoạt động chống buôn người. Nhiệm vụ của cô trong tổ chức là nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về hoạt động phạm pháp này.

Woworuntu làm việc với các tổ chức chống buôn người và vận động hành lang pháp lý ở Washington, D.C. Năm 2011, cô bắt đầu lãnh đạo nhóm những người sống sót trong các hoạt động buôn người mang tên Voices of Hope. Cô tạo trang Stop Human Trafficking in Indonesia giúp đồng hương tránh cạm bẫy mà cô từng gặp.

Katie Ford, cựu CEO của công ty người mẫu Ford Models, là người giúp đỡ Woworuntu. Bà khuyến khích cô gái Indonesia chia sẻ câu chuyện đời và thành lập tổ chức Freedom For All để hỗ trợ các nô lệ tình dục thời hiện đại như Woworuntu.

“Mỗi lần nghe chuyện của người sống sót, tôi đều cảm động. Đó là nguồn cảm hứng để tôi hành động. Thật tuyệt vời khi thấy một người thay đổi tích cực sau khi được tự do”, Ford nói.

Buôn bán tình dục, hình thức nô lệ mới tại Mỹ

Bé gái 14 tuổi ở Mỹ đem lòng yêu một gã đàn ông hơn mình hàng chục tuổi, đồng ý trao thân cho người yêu trước khi bị lừa ngủ với nhiều người khác vì gã cần tiền.

IS sử dụng nô lệ tình dục làm lá chắn sống khi ra trận

Chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trói một bé gái vào kính chắn gió của xe quân sự và lao vào trận chiến để biến cô thành lá chắn đạn.

 

Đông A

Bạn có thể quan tâm