Theo cuốn bách khoa thư Thuyết minh trực quan nhất về Trái Đất - bản cập nhật của Nhà xuất bản Dorling Kindersley (DK), sinh vật sống đã tồn tại khoảng 3,8 tỷ năm, tương đương 2/3 chiều dài lịch Trái Đất. Ảnh: M.C. |
Trong hai tỷ năm đầu tiên, vi sinh vật thủy sinh chiếm lĩnh hành tinh. Khi giải phóng oxy, chúng thay đổi thành phần của đại dương và khí quyển, khiến nơi này dễ sống hơn. Các sinh vật tiến hóa để thích nghi với những điều kiện thay đổi và phân bố ở biển, đất liền và trên không. Sự hiện diện ngày càng nhiều của chúng tác động tới bản chất của hành tinh, nên Trái Đất ngày nay là kết quả của vô số tương tác gần gũi giữa các sinh vật sống và không sống. Trong ảnh là các mẫu vi sinh vật hóa thạch gần 3,5 tỷ năm tuổi ở Australia. Ảnh: UW-Madison. |
Tuy một số sinh vật dễ xác định là sinh vật sống, nhưng ranh giới giữa sinh vật sống và vô tri rất khó phán đoán vì nhiều sinh vật và cấu trúc hữu cơ. Tuy nhiên, một số đặc trưng chính có thể xác định một số sinh vật sống như khả năng hoạt động, phát triển, thay đổi, sửa chữa và sinh sản. Trong ảnh là trùng amíp (sinh vật nhân sơ đơn bào - dạng sống đơn giản và nguyên thủy nhất) có thể phân đôi, cả hai tế bào đều có thể ăn và trưởng thành rồi lại chia đôi, tất cả chỉ trong vài giờ đồng hồ. Nguồn: biodiversity4all. |
Các vực sự sống: Các nhóm sinh vật quen thuộc chính hiện thuộc về nhóm lớn gọi là vực. Những sinh sống nguyên thủy nhất - nhưng vẫn đa dạng - là sinh vật đơn sơ, hình thành hai vực là vi khuẩn và cổ khuẩn. Vực thứ ba là sinh vật nhân thực, gồm các loại phức tạp như thực vật (có hoa, không có hoa), động vật (có xương sống, không xương sống) và nấm, cùng vô số sinh vật nguyên sinh đơn bào. Trong ảnh là một số động vật không xương sống. Nguồn: wikipedia. |
Có ít nhất 1 triệu loại động vật đang sống, chủ yếu là côn trùng. Tổng số nhân thực là 9 triệu, ngoài ra còn vô số loại sinh vật nhân sơ. Nếu tính cả hồ sơ hóa thạch, tổng số loài lên đến hàng trăm triệu, nhưng hầu hết đã tuyệt chủng. Trong ảnh là loài cóc vàng không còn được nhìn thấy từ sau năm 1989. Nguồn: wikipedia. |
Qua thời gian các sinh vật biến đổi thông qua chọn lọc tự nhiên như một kết quả của sinh sản và biến dị cấu trúc gen được truyền cho các thế hệ sau. Những biến dị này sau đó lại chịu sự tác động của môi trường như thời tiết, đất đai và các yếu tố sinh học như cách săn mồi. Kết quả là thế hệ sau với những biến dị được thừa kế sẽ thích nghi tốt hơn với môi trường, tăng khả năng sống sót và truyền lại qua gen. Trong ảnh là linh dương Dorcas. Để thích ứng với đặc điểm môi trường khắc nghiệt của vùng Trung Đông và Bắc Phi động vật này dần tiến hóa trở thành loài không cần uống nước. Nguồn: wikipedia. |
Một lượng lớn các loài từng sống trên Trái Đất hiện đã tuyệt chủng, nghĩa là hoàn toàn tận diệt. Hồ sơ hóa thạch cho thấy các loài như cúc đá, bọ ba thùy và khủng long phi điều (không phải tổ tiên của loài chim hiện đại) từng rất phong phú. Vì con người ngụ cư trên Trái Đất và biến đổi nó theo nhu cầu của mình, tốc độ tuyệt chủng đã tăng khoảng 100 lần đến 1.000 lần tốc độ nền: 1 loài/ngày đến 20 phút/loài. Trong ảnh là hươu Père David bị xem là tuyệt chủng trong tự nhiên. Nguồn: wikipedia. |