Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

Hạnh phúc mang màu bao dung

“Chẳng có khổ đau nào vô nghĩa” là tên một bài thơ của Lê Văn Lâm. Ở đó, ta bắt gặp vết thương sâu từ mối tình tan vỡ. Nhưng, cũng ở đó, ta nhận ra ý nghĩa của nỗi đau.

Đừng qua phố cũ mùa này

Sự đợi chờ rồi cũng thành phù phiếm

Tháng Năm

Hoa dầu rơi

nghiêng

cô đơn.

***

Ta đã từng níu giữ chân người như níu giữ chút hy vọng cuối cùng vun trồng trong góc tim

Bằng tất cả máu thịt của mình

Từng mơ về ngôi nhà có ô cửa bình yên mỗi buổi chiều trông ra thềm nắng

Về bầu trời sau mưa

Về khu vườn mùa đông nơi mỗi gốc cây chết đi vẫn truyền cho nhau hơi ấm

Hạnh phúc mang màu bao dung…

***

Đừng qua phố cũ mùa này

Đừng lý giải mình bằng cái cười, cái khóc gượng gạo

Khi yêu thương chẳng đủ sức cột đời ta vào nhau

Khi cuộc sống là chuỗi ngày êm ấm khôn cùng,

mất mát khôn cùng

Có những khoảnh khắc ta không thể dối lừa mình là người khác

Những khoảnh khắc ngay cả nỗi buồn cũng nhìn ta rồi ngoảnh mặt

Ta nhận vào lòng một vết thương sâu...

***

Đừng qua phố cũ mùa này

Dẫu chẳng có khổ đau nào vô nghĩa…

Lời bình

Bài thơ lưu dấu vào tháng Năm một vết thương sâu. Phố đã thành phố cũ, đợi chờ đã thành phù phiếm, những hy vọng, thương yêu chẳng đủ sức cột ta vào đời nhau nữa. Nỗi vui buồn êm ấm rồi cũng ngoảnh mặt. Có lẽ, hiện tại chỉ là sự trống trải mênh mông lấp đầy bằng những mất mát khôn cùng.

Ý niệm về một hạnh phúc bao dung có lẽ đã không thực hiện được. Chẳng thể có một ngôi nhà bình yên thềm mưa bóng nắng, dẫu ta đã níu giữ bước chân người bằng hoài mong máu thịt.

Bài thơ của Lê Văn Lâm với tiết điệu chậm buồn trong cảm xúc về những điều đã đi qua, đã mất mát, hằn vào đời vết thương sâu cùng năm tháng. Đừng qua phố cũ mùa này, đừng nhắc những mộng mơ đã lên màu khổ ải. Bài thơ đọng lại sau cùng là dư vị của lòng bao dung. Bao dung với chính mình, bởi nỗi đau chẳng bao giờ vô nghĩa.

Nói gì với em giữa biệt ly này?

“Tàu đêm ba mươi” nằm trong tập “Văn học vết thâm” của Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Bài thơ gợi lên những suy tư về thân phận con người và lịch sử, văn hóa.

Hãy cho em được quên lãng!

“Và, trở về tĩnh lặng” của Đinh Thị Như Thúy mang tâm sự lo âu xen lẫn sợ hãi của người phụ nữ trong tình yêu.

Lê Văn Lâm

Bạn có thể quan tâm