Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức trở lại sau 3 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Lễ hội diễn ra ngày 8-10/3, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, tín ngưỡng, tôn giáo... |
Theo lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, đây là một trong những hoạt động tâm linh lớn của TP Đà Nẵng, thu hút đông đảo tăng, ni, Phật tử, đạo hữu cùng du khách tham gia. |
Trong khuôn khổ chương trình có lễ vía Đức Bồ tát Quán Thế Âm. Đây là sự kiện quan trọng nên rất nhiều tăng ni, Phật tử, người dân và du khách đến tham dự, chiêm bái. |
Theo ghi nhận của Zingnews, mặc dù có nhiều người tham gia nhưng nhờ có sự chuẩn bị tốt nên sự kiện diễn ra trang nghiêm, trật tự và thành kính. |
Tại sân chính của chùa Quán Thế Âm, hàng vạn tăng ni ngồi ngay ngắn để chiêm bái Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát. |
Nhiều người dùng điện thoại để ghi lại khoảnh khắc của lễ vía Đức Bồ tát Quán Thế Âm. Bà Nguyễn Thị Mai (đội mũ, trú TP Hội An, Quảng Nam) đến chùa từ lúc 5h sáng. Người phụ nữ này cho biết hình tượng Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát gắn với cộng đồng các dân tộc theo Phật trên thế giới như hiện thân của đức cứu nạn, cứu khổ, được đại đa số nhân dân châu Á tôn trọng, thờ phụng như hình ảnh một người Mẹ với tâm nguyện hiền từ, đức độ, che chở và cứu giúp cho chúng sinh. |
Tuyến đường vào chùa Quán Thế Âm chật cứng người dân và du khách. |
Nhiều quả khinh khí cầu đầy màu sắc được kéo lên tại khuôn viên tổ chức lễ hội thu hút nhiều người dân tới tham quan và chụp ảnh. |
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.