Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng triệu đàn ông Nhật xa lánh xã hội

Nhiều nam giới Nhật Bản sống cô lập với xã hội trong suốt 30 năm. Họ là một phần trong số hàng triệu người Nhật Bản lẩn tránh thế giới bên ngoài.

"Hikikomori" là từ mà người Nhật dành riêng cho chứng bệnh sinh ra từ hệ thống giáo dục và sức ép xã hội. Nhiều người Nhật Bản, chủ yếu là giới trẻ, có xu hướng sống cô lập. Họ "cố thủ" trong phòng ngủ trong thời gian dài, và không tham gia hoạt động xã hội hay giao tiếp với người thân. Các triệu chứng có thể kéo dài trong 6 tháng hoặc lâu hơn.

 

Tiến sĩ Takahiro Kato, một chuyên gia nghiên cứu chứng Hikikomori, cho biết, ông từng chứng kiến một số trường hợp rất nghiêm trọng. Nhiều nam giới ở độ tuổi từ 50 trở lên đã sống cô lập trong suốt 30 năm.

 

vh
Yuto Onishi chỉ lên mạng và đọc manga tại phòng ngủ trong gần 3 năm. Ảnh: ABC

Yuto Onishi, một thanh niên18 tuổi sống ở Tokyo, đã không rời phòng ngủ trong gần 3 năm. Cậu thường lên mạng, đọc truyện manga và không nói chuyện với bất kỳ ai. Cách đây 6 tháng, cậu bắt đầu tìm cách điều trị. Onishi tin rằng chứng Hikikomori bắt đầu từ khi cậu học trung học và gặp sự cố khi làm lớp trưởng.

 

Hikikomori là một hậu quả của nền kinh tế Nhật Bản. Yếu tố khởi phát thường là một sự kiện ở trường học như bị bắt nạt, kết quả thi kém hay trục trặc trong tình yêu. Thông thường, sau một thời gian (thường tính bằng năm), một số bệnh nhân có thể tái hòa nhập với xã hội. Họ thường phải điều trị tại bệnh viện trước khi thực sự trở về sống với gia đình. 


Phần lớn nạn nhân của hội chứng Hikikomori là nam giới. Cha, mẹ Nhật Bản thường bao bọc con cái quá mức. Nhiều gia đình chăm sóc con trai tới khi họ 30 hoặc 40 tuổi.

Theo giáo sư Kato, hầu hết các nghiên cứu về Hikikomori tập trung vào khía cạnh tâm lý. Nhưng thực tế, đây không chỉ là một căn bệnh về tâm thần. Quá trình điều trị bao gồm việc xây dựng lại kỹ năng giao tiếp, tâm lý trị liệu để bệnh nhân dần tái hòa nhập với xã hội.

 

“Hiện nay, khoảng 1% dân số Nhật bản mắc chứng tự kỷ Hikikomori hoặc các chứng bệnh tương tự. Cuộc sống sau khi tốt nghiệp đại học có tác động rất lớn đối với tâm lý người trẻ tuổi. Một số người mắc chứng Hikikomori tốt nghiệp từ những trường đại học danh tiếng. Tôi thật sự cảm thấy tiếc vì hoàn cảnh của họ”, Tiến sĩ Kato nói với Daily Mail.

Thu Hoài

Bạn có thể quan tâm