Tác phẩm lan hồ điệp trên gỗ lũa trong hình được tạo bởi 260 gốc lan. Hiện sản phẩm này được chào bán 180 triệu đồng tại một hội chợ xuân ở Cầu Giấy. |
Chị Đinh Thị Huyên, chủ cửa hàng, tiết lộ lý do có giá cao bởi đây là sản phẩm mới, độc, lạ, tốn công thiết kế, chăm sóc. Hiện ekip của chị chỉ có một người ghép được vì đã có kinh nghiệm 15 năm trong nghề. |
Lan hồ điệp trồng trên gỗ lụa được nhận định có tính thẩm mỹ cao, tuy nhiên, lại kén khách vì không phải ai cũng sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn như vậy. Tại hội chợ còn có chậu lan hình thuyền với ý nghĩa mong một năm mới thuận buồm xuôi gió, chậu tròn, chậu vuông, dáng huyền... Sự đa dạng trong tạo hình đem lại cho người dân nhiều sự lựa chọn. |
Chăm sóc lan không quá khó, trong dịp Tết chỉ cần tưới nước khoảng 1-2 ngày một lần cho cây. Nếu cây sinh trưởng và chăm sóc tốt, hoa lan có thể để hơn 2 tháng vẫn rực rỡ. |
Nhiều loại cây được trồng phủ xanh bên dưới lan, tạo cảm giác tươi mát, dễ chịu. Đồng thời, lớp cây này còn giúp che đi bầu của những giò lan được ghép. |
Gỗ lũa là phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi bị chết. Đặc trưng của gỗ lũa là rất cứng và không bao giờ bị mối mọt xâm hại, có giá trị cao. |
Gia đình Hồng Sâm bắt đầu chơi lan vài năm gần đây. Cô bạn lựa chọn chơi lan thay cho đào quất dịp Tết bởi sự sang trọng mà cây hoa này mang lại. |
Những cây lan hồ điệp này được nhập trực tiếp từ Đà Lạt từ ngày mùng 1 tháng Chạp để kịp ghép với gỗ lụa. Theo tiểu thương, năm nay vì nhiều người buôn lan nên giá giảm khoảng 10%. Tỷ lệ lợi nhuận khoảng 15%/ một sản phẩm. |
Từ đầu tháng 12 đến nay, chủ cơ sở hoa này đã bán khoảng 40 sản phẩm lan trồng trên gỗ lũa. Dự kiến số sản phẩm còn lại sẽ được bán đến hết ngày 28 tháng Chạp. |
Địa lan cũng được bày bán bên cạnh lan hồ điệp. Giá cho một chậu địa lan khoảng 1-5 triệu đồng, thấp hơn so với lan hồ điệp cùng kích thước. |