Hàng trăm công nhân Công ty TNHH Saitex International ngừng việc tập thể vì bị trừ lương do hàng lỗi. Ảnh: Anh Chiến. |
Chiều 11/4, Công ty TNHH Saitex International (Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hoà) ra thông báo thu hồi yêu cầu bồi thường 15-25% giá trị hàng lỗi và sẽ hoàn lại tiền đã trừ trước đó cho công nhân.
Động thái này diễn ra sau khi hơn 300 công nhân ngừng việc vào sáng cùng ngày để phản đối việc công ty trừ lương.
Nêu lý do đưa ra quyết định trên, công ty cho rằng số lượng hàng hư hỏng trong tháng 3 không thể sửa chữa. Theo kế hoạch sản xuất, việc lỗi hàng gây thiệt hại tài sản và tiêu hao vật tư vượt quá định mức cho phép.
Tuy nhiên, sau phản ứng của công nhân, Công ty TNHH Saitex International đã thu hồi yêu cầu công nhân bồi thường sản phẩm hư hỏng và thống nhất trả lại lương tháng 3 đã trừ của công nhân.
Trong tháng 4, công ty sẽ bổ sung quy trình bồi thường theo đúng quy định và đề nghị toàn bộ công nhân viên trở lại làm việc.
Trước đó, trong kỳ nhận lương vào ngày 10/4, rất nhiều công nhân Công ty TNHH Saitex International bất ngờ khi bị trừ tiền lương do làm hàng lỗi. Việc trừ lương tính theo %, công nhân bị trừ thấp nhất 200.000 đồng, người nhiều nhất là 1 triệu đồng.
Theo một đại diện công ty, đơn vị muốn người lao động đền bù một khoản nhỏ để người lao động hiểu được trách nhiệm khi làm hàng, nâng cao ý thức trong việc sản xuất kinh doanh.
Công ty còn đưa ra hạn mức, nếu tháng sau đó, tỷ lệ hàng hư hỏng giảm xuống, đơn vị sẽ trả lại số tiền đã trừ cho người lao động. Tuy nhiên, việc này không được sự đồng thuận của công nhân khiến nhiều người ngừng việc.
Những cuốn sách hay về miền Nam
Đế quốc An Nam và người dân An Nam - bên cạnh thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, tập quán ở nước ta hồi thế kỷ XIX, nhiều thông tin quan trọng về sông Mekong, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, được ghi chép chi tiết.
Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.