Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng nghìn người Indonesia làm lễ hiến tế giữa đại dịch

Hàng nghìn tín đồ ném gia súc và nhiều lễ vật khác xuống miệng núi lửa Bromo - phía tây đảo Java, Indonesia. Đây là nghi thức tôn giáo đã tồn tại hàng thế kỷ.

Ngày 26/6, những người từ bộ tộc Tengger đã tập trung xung quanh miệng núi lửa Bromo - núi lửa hiện vẫn đang hoạt động với độ cao khoảng độ cao 2.329 m - để ném xuống đó trái cây, rau, hoa hay thậm chí là gia súc như dê hay gà, theo AFP.

Đây được coi là một phần của lễ hiến tế Yadnya Kasada diễn ra hàng năm. Mỗi khi chuẩn bị phun trào, những người Tengger sẽ thực hiện nghi thức hiến tế lương thực cho ngọn núi.

Theo AFP, hàng dài người hiến tế, với một số người vắt dê ngang lưng, tiến lên đỉnh núi với hy vọng sẽ làm hài lòng tổ tiên, cùng với vị thần Hindu, mong muốn tổ tiên và các vị thần sẽ mang lại sự thịnh vượng cho cộng đồng của mình.

nghi thuc hien te thuc an cho nui lua cua nguoi indonesia anh 1

Bộ tộc Tengger hàng năm đều hiến trái cây, rau, hoa hay thậm chí là gia súc như dê hay gà xuống miệng núi lửa Bromo. Ảnh: AFP.

“Hôm nay tôi cúng cho tổ tiên một con gà”, ông Purwanto - một tín đồ khoe con gà mái sặc sỡ.

Một người khác tên Wantoko mang theo loại cây mình tự tay trồng với hy vọng hiến tế cho núi lửa sẽ mang lại may mắn.

"Tôi hiến tế cái cây này để mong đồng ruộng của tôi sẽ màu mỡ và bội thu”, ông nói. “Tôi luôn đến đây hàng năm”.

Đứng trên sườn dốc của miệng núi lửa, những người dân làng khác - những người không phải thành viên của bộ tộc Tengger - cố gắng lượm lại những lễ vật được thả xuống miệng núi lửa, trước khi chúng biến mất trong làn khói cuồn cuộn.

Đây không phải là một phần của nghi lễ. Tuy nhiên, người dân địa phương cũng kêu gọi mọi người làm vậy để tránh lãng phí đồ cúng.

Nghi lễ hôm 26/6 đánh dấu lễ hội Yadnya Kasada thứ hai kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Indonesia.

“Nghi thức này không thể thực hiện ở một nơi khác hay tổ chức trực tuyến”, Bambang Suprapto, người đứng đầu Hiệp hội Cộng đồng người Hindu của khu vực, cho biết.

“Ban tổ chức đã áp dụng các quy trình kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt. Người tham gia cũng đã được xét nghiệm Covid-19 để chúng tôi có thể bảo vệ tất cả người tham dự”.

nghi thuc hien te thuc an cho nui lua cua nguoi indonesia anh 2

Nhiều người không thuộc bộ tộc Tengger sẽ sử dụng lưới, hoặc nhiều dụng cụ khác, để lấy những đồ vật được ném xuống miệng núi lửa. Ảnh: AFP.

Lễ hội Yadnya Kasada kéo dài khoảng một tháng và bắt đầu từ thế kỷ 15, gắn liền với truyền thuyết về công chúa Vương quốc Majapahit. Vợ chồng công chúa không thể sinh con nên họ đã cầu xin vị thần linh cai trị ngọn núi Bromo giúp đỡ.

Lời cầu nguyện của họ đã được đáp ứng, miễn là họ đồng ý hy sinh người con út bằng cách ném con xuống núi Bromo.

Tương truyền, người con trai này sẵn sàng nhảy xuống núi lửa để đảm bảo sự thịnh vượng cho người dân Tengger.

Truyền thống hiến tế vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Tuy nhiên, người Tengger hy sinh mùa màng và động vật, thay vì con người.

Indonesia lần thứ hai trong tuần phá kỷ lục Covid-19

Indonesia ghi nhận 15.308 ca mắc Covid-19 mới trong 24h qua, nâng tổng số bệnh nhân ở đây lên 2.033.421 người. Đây tiếp tục là số ca mắc mới trong ngày cao kỷ lục của Indonesia.

Giải cứu 68 con chó thoát khỏi lễ hội thịt chó ở Trung Quốc

Chiếc xe tải nhồi nhét 68 con chó trong lồng bị chặn trên đường đến lò mổ. Những con chó này được cho là để phục vụ lễ hội thịt chó ở thành phố Ngọc Lâm, Quảng Tây.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm