Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng nghìn người biểu tình trong ngày Quốc khánh Australia

Hàng nghìn người Australia đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình trong ngày Quốc khánh 26/1 của đất nước nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với người bản địa, theo Reuters.

Nhiều người tham gia biểu tình ở Melbourne vào ngày 26/1. Ảnh: Reuters.

Tại Sydney, thủ phủ của tiểu bang New South Wales, hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy một đám đông lớn tụ tập tại một cuộc biểu tình ở khu thương mại trung tâm. Tại đây, nhiều người mang theo cờ thổ dân và một buổi lễ hút thuốc của người bản địa đã diễn ra.

Các cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra ở thủ phủ những bang khác của Australia. Theo 9 News, hàng nghìn người đã tham gia biểu tình trên khắp đất nước để đấu tranh cho quyền của người bản địa và để thay đổi “Ngày Australia 26/1”.

Mặc dù 26/1 được chính thức công nhận là ngày đánh dấu khoảnh khắc thuyền trưởng Arthur Phillip giương cao lá cờ Anh tại Sydney Cove vào năm 1788, nó đã trở thành một lời nhắc nhở đau đớn đối với nhiều cộng đồng bản địa. Nhiều người trong số họ đã gọi 26/1 là "ngày xâm lược".

Phát biểu tại buổi lễ ở thủ đô Canberra, Thủ tướng Anthony Albanese đã vinh danh những người bản địa của đất nước, những người đã sinh sống tại vùng đất này ít nhất 65.000 năm.

Mặc dù đây là một "ngày khó khăn" đối với người Australia bản địa, ông cho biết vẫn không có kế hoạch thay đổi ngày nghỉ lễ này.

Một cuộc thăm dò thường niên của công ty nghiên cứu thị trường Roy Morgan công bố cho thấy gần 2/3 người Australia cho rằng ngày 26/1 nên được coi là "Ngày Australia". Những người còn lại tin rằng đó phải là "ngày xâm lược".

Giữa cuộc tranh luận, một số công ty đã linh hoạt trong việc hưởng ứng ngày lễ này. Telstra Corp, công ty viễn thông lớn nhất Australia, năm nay đã cho nhân viên của mình lựa chọn làm việc vào ngày 26/1 và nghỉ một ngày khác.

Nhiều người trong số 880.000 người bản địa của Australia bị tụt hậu so với những người khác về các chỉ số kinh tế và xã hội. Chính phủ gọi đây là "sự bất bình đẳng cố hữu".

Kỳ nghỉ năm nay diễn ra khi chính phủ đảng Lao động của ông Albanese lên kế hoạch trưng cầu dân ý về việc công nhận người bản địa trong hiến pháp và yêu cầu tham khảo ý kiến về các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Abi George, một trong những người tham gia cuộc biểu tình ở Sydney, cho biết đây không phải là một ngày vui cho tất cả người dân Australia, đặc biệt là người bản địa.

Trong khi đó, Vivian Macjohn cho biết cuộc biểu tình phản đối ngày Quốc khánh nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với người bản địa.

“Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải xuất hiện, chia buồn với họ và đoàn kết”, bà nói.

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế

Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Cuộc sống kỳ lạ trên hòn đảo nổi tiếng với đàn cua đỏ diễu hành

Đảo Giáng sinh ở Australia thường trở thành tâm điểm chú ý thế giới hàng năm vào thời điểm hàng triệu con cua đỏ diễu hành. Thế nhưng, hòn đảo này còn nhiều điều độc đáo khác.

Trung Quốc cân nhắc 'xóa án' cho tôm hùm Australia

Trung Quốc có thể mở cửa trở lại cho tôm hùm Australia, 2 năm sau khi áp đặt hạn chế nhập khẩu do căng thẳng song phương.

Vân Đinh

Bạn có thể quan tâm