Biểu đồ thể hiện chất lượng không khí tại Chiang Mai ngập tràn sắc đỏ. Ảnh: Bangkok Post. |
Tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng với hàm lượng bụi mịn PM2.5 ở mức cao đã khiến nhiều người dân mắc các bệnh như viêm hay hen suyễn và phải tìm đến các bệnh viện để chữa trị.
Bệnh viện Maharaj Nakorn Chiang Mai cho biết họ đã đón tổng cộng 12.671 bệnh nhân có triệu chứng về đường hô hấp trong ba tháng đầu năm nay. Theo giới chức bệnh viện, họ đã không thể điều trị cho một số lượng đáng kể bệnh nhân do quá tải.
Trong khi đó, Bộ Y tế Thái Lan cho biết có tới 1,73 triệu lượt bệnh nhân tới các bệnh viện trên toàn quốc để khám bệnh hô hấp, tính từ ngày 1/1 đến ngày 19/3. Trong đó, gần 200.000 trường hợp được ghi nhận trong tuần đầu tháng 3.
Khu vực Đông Bắc Thái Lan đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng gây ra bởi các vụ cháy rừng diện rộng và tình trạng đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
Giới chức Chiang Mai thừa nhận ô nhiễm không khí và cháy rừng vẫn đang là vấn đề nghiêm trọng với tỉnh này. Nhiều khu vực đã chìm trong khói bụi trong vòng nhiều tuần. Chỉ cần ra khỏi nhà, người dân có thể ngừng thấy mùi đặc trưng của khói.
Bất chấp các nỗ lực khống chế cháy rừng, vụ cháy tại vườn quốc gia Doi Suthep-Pui (Chiang Mai) vẫn đang có dấu hiệu lan rộng.
Theo IQAir, Chiang Mai là thành phố ô nhiễm nhất thế giới vào chiều 1/4 với chỉ số ô nhiễm lên tới 216.
Năm cuốn sách về khí hậu nên đọc
Mục Thế giới giới thiệu với độc giả 5 cuốn sách mà các chuyên gia khí hậu của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế cho rằng nên đọc về cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu.