Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàng loạt người di cư bị Hy Lạp gửi trả về đại dương

Người tị nạn từ Afghanistan cáo buộc các nhà chức trách Hy Lạp đã vây bắt và đẩy họ ra giữa biển khơi rồi bỏ mặc.

Hy Lap gui tra hang loat nguoi di cu ve dai duong anh 1

Hôm 12/9 tại vùng biển Aegean, lực lượng tuần duyên của Thổ Nhĩ Kỳ mới phát hiện 2 chiếc bè cứu sinh chở 37 người di cư từ Afghanistan, bao gồm 18 trẻ em. Đoàn người tị nạn cho biết các nhà chức trách tại Hy Lạp đã ngược đãi và bỏ mặc họ giữa biển. Ảnh: AP.

Hy Lap gui tra hang loat nguoi di cu ve dai duong anh 2

Anh Omid Hussain Nabizada kể lại: “Họ lấy điện thoại của chúng tôi rồi nói rằng một chiếc xe sẽ đưa tất cả đến trại tị nạn. Sau cùng, họ đưa chúng tôi lên một con tàu biển và bỏ mặc chúng tôi trên những chiếc bè cứu sinh”. Ảnh: AP.

Hy Lap gui tra hang loat nguoi di cu ve dai duong anh 3

Bè cứu sinh là thiết bị an toàn tiêu chuẩn thường được trang bị trên các du thuyền. Nhìn chung, bè cứu sinh không có động cơ và hệ thống lái nên chỉ được sử dụng để giữ an toàn cho khách trên mặt biển. Ảnh: AP.

Hy Lap gui tra hang loat nguoi di cu ve dai duong anh 4

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc chính phủ Hy Lạp cố tình trục xuất người di cư mà không cho họ tiếp cận với các quy trình theo quy định của luật pháp quốc tế. Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ trích việc Liên minh châu Âu (EU) làm ngơ trước những hành vi vi phạm nhân quyền này. Ảnh: AP.

Hy Lap gui tra hang loat nguoi di cu ve dai duong anh 5

Chỉ trong tháng này, lực lượng tuần duyên đã phát hiện hơn 300 người di cư “bị các nhà chức trách Hy Lạp đẩy ra vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ”. Các nhóm vận động nhân quyền cũng viện dẫn nhiều báo cáo đáng tin cậy để kêu gọi một cuộc điều tra về vấn đề này. Ảnh: AP.

Hy Lap gui tra hang loat nguoi di cu ve dai duong anh 6

Nằm ở phía đông nam của châu Âu, Hy Lạp buộc phải đón nhận dòng chảy người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này liên tục phủ nhận các cáo buộc ngược đãi, đồng thời chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ đang “vũ khí hóa” người tị nạn. Ảnh: AP.

Hy Lap gui tra hang loat nguoi di cu ve dai duong anh 7

Căng thẳng biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đang gia tăng do bất đồng về chính sách nhập cư. Hàng nghìn người di cư trái phép vẫn đang tìm đường đến Hy Lạp để di chuyển sang các nước châu Âu khác. Ảnh: AP.

Hy Lap gui tra hang loat nguoi di cu ve dai duong anh 8

Trước đó vào năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) từng đạt được thỏa thuận về vấn đề người di cư. Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý ngăn chặn dòng người tị nạn tràn vào châu Âu để đổi lấy các chính sách ưu đãi kinh tế và hỗ trợ tài chính. Ảnh: AP.

Hy Lap gui tra hang loat nguoi di cu ve dai duong anh 9

Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp nhận khoảng 4,1 triệu người di cư đến tị nạn, phần lớn trong số đó đến từ Syria, nơi ghi nhận tình hình chiến sự căng thẳng trong nhiều năm qua. Ảnh: AP.

Hy Lap gui tra hang loat nguoi di cu ve dai duong anh 10

Một sĩ quan của lực lượng tuần duyên Thổ Nhĩ Kỳ đang mặc đồ bảo hộ chống Covid-19 và giải cứu một em bé từ các bè cứu sinh. Ảnh: AP.

Hy Lap gui tra hang loat nguoi di cu ve dai duong anh 11

Chiếc tàu của lực lượng tuần duyên Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp cận hai bè cứu sinh chở theo 37 người di cư từ Afghanistan hôm 12/9. Ảnh: AP.

Lưu vong 56 năm, sultan cuối cùng của Zanzibar được đoàn tụ gia đình

Vị sultan của quần đảo Zanzibar trên Ấn Độ Dương - bị lật đổ trong cuộc cách mạng năm 1964 và phải trốn sang Anh tị nạn - cuối cùng đã được đoàn tụ với gia đình tại Oman.

Cảnh khốn cùng sau vụ cháy trại tị nạn lớn nhất châu Âu

Cảnh sát đã bắn hơi cay vào những người nhập cư tại trại tị nạn lớn nhất châu Âu ở đảo Lebos, Hy Lạp sau khi họ biểu tình đòi rời khỏi đây vì lửa đã thiêu rụi nơi trú ẩn.

Hàng nghìn người bơ vơ sau vụ cháy trại tị nạn lớn nhất châu Âu

Người tị nạn từ trại Moria lớn nhất châu Âu ở Hy Lạp phải ngủ trên đường vì không có nơi nào để đi. Thị trưởng và một số người dân địa phương phản đối việc xây dựng trại mới.

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm