Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hãng bay số 2 Nhật Bản bắt tay Vietjet Air, quay lại Việt Nam

Hãng hàng không Nhật Bản (JAL) sẽ hợp tác với Vietjet Air để xây dựng chỗ đứng tại thị trường Việt Nam, tạo đà để tiến sâu vào thị trường Đông Nam Á.

Theo Nikkei, JAL sẽ trở thành đối tác của Vietjet để xây dựng hiện diện tại Việt Nam, gia nhập vào xu thế liên doanh thường thấy tại Đông Nam Á giữa một hãng hàng không truyền thống và một hãng giá rẻ.

Thỏa thuận của hai bên sẽ bao gồm chia sẻ mã khách hàng và chuyển đổi qua lại giữa điểm tích theo dặm bay dành cho khách hàng thường xuyên của hai hãng. JPA cũng sẽ bắt tay cùng "hãng hàng không bikini" để lên kế hoạch khai thác đường bay thẳng Việt Nam - Nhật Bản, dự kiến sẽ cất cánh sớm nhất trong năm 2017.

Japan Airlines bat tay Vietjet Air anh 1
Hợp tác với JAL có thể giúp Vietjet mở đường bay tới Nhật trong năm 2017. Ảnh: Nikkei.

Tại Việt Nam, Vietjet Air hiện có thị phần nội địa chiếm 41,5% trong năm 2016, chỉ kém thị phần 42% của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines.

Tuy nhiên, hãng hàng không giá rẻ này có thể chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu về thị phần trong năm 2017. Khó khăn lớn nhất của Vietjet Air lúc này là phát triển hiện diện quốc tế. Hãng kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi doanh thu từ các chuyến bay quốc tế, nâng tỷ trọng doanh thu từ bay quốc tế lên 40% trong vài năm tới.

JAL từng là đối tác của Vietnam Airlines cho tới cuối năm 2016. Hai bên ngừng hợp tác sau khi công ty mẹ của All Nippon Airways là ANA Holdings mua gần 9% cổ phần nhà nước của Vietnam Airlines với giá 2.430 tỷ đồng khi Việt Nam lên kế hoạch thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước lớn.

Chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines đã được cải thiện nhiều kể từ khi hãng bắt tay với ANA theo nhận định của một khách bay thường xuyên trên chặng Nhật Bản - Việt Nam.

Hai hãng cũng đã trao đổi nhân sự và chuyên gia cũng như ưu tiên những loại máy bay mới nhất để khai thác các tuyến bay thẳng giữa hai quốc gia. Vietjet nhiều khả năng sẽ kỳ vọng việc hợp tác với JAL sẽ mang lại lợi thế tương tự giúp hãng cạnh tranh thị phần bay quốc tế.

Japan Airlines bat tay Vietjet Air anh 2
Thị phần hàng không Việt Nam năm 2016. Đồ họa: Châu Châu.

Với thỏa thuận hợp tác này, JAL sẽ lấy lại hiện diện tại khu vực Đông Nam Á vốn đang là thị trường hàng không phát triển rất mạnh mẽ.

Hơn 10 triệu khách nước ngoài đã tới Việt Nam trong năm 2016, gấp đôi so với mức năm 2010. Con số này dự kiến sẽ lại gấp đôi vào năm 2020. Du khách từ Nhật Bản chiếm 10%, khoảng 740.000 khách năm 2016.

Sự kết hợp giữa một hãng hàng không truyền thống và một hãng giá rẻ, như thỏa thuận của JAL và Vietjet, đang là xu hướng phổ biến trong ngành. JAL hiện vẫn đang hợp tác với Jetstar Airways, thuộc quản lý của Qantas. Vietjet cũng đang hợp tác với Air India và JAL là đối tác nước ngoài thứ hai của hãng.

Hãng hàng không giá rẻ AirAsia của Malaysia và ANA cũng từng hợp tác làm liên doanh giá rẻ. AirAsia đang thử sức một lần nữa tại thị trường Nhật khi hợp tác với Rakuten.

'Cuộc đua' trên trời của các hãng hàng không

4 hãng đang bay, 2 hãng chờ cấp phép, hàng không giá rẻ bùng nổ... là những chi tiết cho thấy sức "nóng" của thị trường hàng không Việt Nam trong những năm trở lại đây.

Hàng không liên tục chậm chuyến, khách hàng than khắp mạng xã hội

Rất nhiều chuyến bay đi và đến khu vực miền Nam của Vietjet Air liên tục chậm chuyến những ngày qua, có chuyến phải dời giờ bay tới hơn 3 tiếng đồng hồ.



Ngô Minh

Theo Nikkei

Bạn có thể quan tâm