Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hàn Quốc - Triều Tiên ngày càng xa cách

Những năm gần đây, liên lạc giữa Triều Tiên với Hàn Quốc cùng Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc giảm dần. Dịch Covid-19 còn khiến các bên xa cách hơn nữa khi thiếu những cuộc gặp trực tiếp.

Lính Hàn Quốc nhìn về phía Triều Tiên tại Khu vực an ninh chung. Ảnh: AP.

Trên sông Imjin chảy qua khu phi quân sự (DMZ) giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, lớp băng như phép ẩn dụ cho thấy chiến sự giữa 2 nước đã ngừng lại trong 70 năm qua.

Khu phi quân sự (DMZ) giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, dài khoảng 250 km và rộng 4 km, là một trong những giới tuyến được canh gác nghiêm ngặt nhất thế giới.

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hiếm khi nào thấy phía Triều Tiên xuất hiện binh lính. Họ hạn chế xuất hiện để phòng dịch, đồng thời tạm dừng các cuộc đàm phán trực tiếp thường xuyên với Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc.

“Chúng tôi không còn gặp mặt trực tiếp nữa”, Trung tá Griff Hofman thuộc Ủy ban Đình chiến của Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc cho biết.

Ông chia sẻ điều này khi đang đứng ở những túp lều xanh da trời tại Khu vực an ninh chung do ủy ban quản lý trong làng đình chiến Bàn Môn Điếm - nơi từng diễn ra hội nghị cách đây 7 thập niên.

“Mọi thứ thực hiện thông qua đường dây nóng, họ thường ở trong tòa nhà Panmungak”, ông nói, đề cập đến tòa nhà bên phía Triều Tiên. “Nếu quân đội Triều Tiên cần ra ngoài trời, họ sẽ mặc đồ bảo hộ”.

Vắng bóng lính Triều Tiên

Tháng 7/2022, Triều Tiên xác nhận đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên. Nước này công bố dịch bắt nguồn từ việc người dân chạm vào “vật từ nước ngoài” gần biên giới với Hàn Quốc. Các quan chức cảnh báo mọi người thận trọng khi xử lý bóng bay bay từ bên kia biên giới và các vật thể treo bên dưới.

Bình Nhưỡng cho biết khoảng 4,8 triệu người - tương đương 1/5 dân số - đã có triệu chứng "sốt". Kể từ ngày 29/7/2022, nước này không thông báo số ca mắc hàng ngày. Hồi tháng 8/2022, họ tuyên bố chiến thắng Covid-19.

Ngày 7/2, quân đội Hàn Quốc tại Khu vực an ninh chung vẫn nhìn thẳng về phía bắc như thường lệ, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy có lính Triều Tiên ở đối diện.

quan he lien trieu anh 1

Ông Kim Jong Un bước vào phía Hàn Quốc tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 27/4/2018. Ảnh: AP.

Năm 2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gặp Tổng thống Hàn Quốc khi đó Moon Jae In tại làng đình chiến, mở đường cho hy vọng hòa bình giữa 2 bên. Tuy nhiên, sự lạc quan ngắn ngủi ấy đã kết thúc khi hai bên bất đồng trong yêu cầu Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa.

Đến năm 2020, Triều Tiên cắt đứt đường dây nóng với Hàn Quốc. Tháng 6 cùng năm, nước này xác nhận đã giật sập văn phòng liên lạc liên Triều ở khu công nghiệp Kaesong, CNN đưa tin.

Hôm 7/2, nhìn từ trạm quan sát của Hàn Quốc, không có dân làng hay binh lính nào trên cánh đồng của làng Kijong-dong của Triều Tiên. Trạm quan sát cao 70 m của Hàn Quốc được trang bị camera quan sát hoạt động quân sự và các hoạt động khác từ phía đối diện.

Theo Kyodo, để biểu trưng cho hòa bình, mỗi nửa DMZ có một ngôi làng, Daeseong-dong (Làng Tự do) ở phía nam và Kijong-dong (Làng Hòa bình) ở phía bắc.

Dù sương mù khiến tầm quan sát hạn chế, người đứng trên trạm vẫn có thể nhìn thấy Kaesong - nơi đặt hệ thống pháo và tên lửa tầm xa ẩn bên trong các ngọn núi. Ông Hofman cho rằng những vũ khí này vẫn có khả năng vươn tới Seoul.

Niềm hy vọng cho hòa bình lâu dài

Ông Hofman cho biết các chuyến tham quan tại Khu vực an ninh chung do Hàn Quốc tổ chức đã bị đình chỉ từ năm 2020 nhằm ngăn chặn Covid-19. Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc phải dựa vào đường dây nóng 24/7 ở phía nam của Khu vực an ninh chung để chuyển thông điệp cho quân đội Triều Tiên nhằm đề phòng sự kiện bất ngờ.

“Việc giữ liên lạc chặt chẽ và cho họ biết điều gì đang diễn ra sẽ giúp chúng ta giảm đáng kể khả năng sự cố ngoài ý muốn”, ông Hofman nói, đồng thời nhấn mạnh khu vực này vốn dành cho đối thoại trung lập nhằm tạo cơ hội giảm căng thẳng và ngăn ngừa xung đột.

Những người ký hiệp định đình chiến vào tháng 7/1953 đã không biết mọi chuyện sẽ kéo dài lâu tới vậy. Thỏa thuận đã mang lại 70 năm hòa bình giữa hai bên, với DMZ và Đường phân giới quân sự là biên giới trên thực tế.

quan he lien trieu anh 2

Triều Tiên nhìn từ phía nam của Khu vực An ninh chung vào ngày 7/2. Ảnh: Korea Times.

Hầu hết người Hàn Quốc không tiếp cận khu vực này, ngoại trừ những người từ làng Daeseong-dong. Người dân làng này thường canh tác trên một số cánh đồng lúa.

Những con sếu quý hiếm kiếm ăn trên những cánh đồng mà vào thời điểm này trong năm, băng thường hình thành trên các luống đất. Trong 70 năm, khu vực DMZ rải đầy bom mìn đã trở thành khu bảo tồn động vật hoang dã ít có sự can thiệp từ con người.

“Chúng tôi cần đảm bảo chiến sự không bùng phát trở lại, để chúng tôi tiếp tục hướng tới một nền hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên”, ông Hofman nói. “Tôi tin lễ kỷ niệm 70 năm hiệp định đình chiến đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này”.

Bắc Triều Tiên qua 100 câu hỏi

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách về Triều Tiên có tựa đề "Bắc Triều Tiên qua 100 câu hỏi" do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản năm 2021. Cuốn sách giúp bạn đọc có cách nhìn đầy đủ, rõ nét hơn khi tìm hiểu về đất nước, con người Triều Tiên, cũng như cập nhật những thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Triều Tiên hiện nay.

Triều Tiên phóng hai tên lửa đạn đạo

Quân đội Hàn Quốc ngày 20/2 cho biết Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo ngoài khơi bờ biển phía đông nước này.

Mỹ - Hàn tập trận chung sau vụ phóng ICBM của Triều Tiên

Mỹ và Hàn Quốc ngày 19/2 tổ chức tập trận chung với sự tham gia của máy bay ném bom chiến lược B-1B, một ngày sau khi Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm