Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hạn chế xu hướng tập trung quá mức vào các đô thị lớn

Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng đô thị Việt Nam phải phát triển theo hướng xanh, văn minh, có bản sắc và tiên phong về đổi mới sáng tạo.

Sáng 17/6, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức phiên họp Thường trực Ban chỉ đạo với Tổ biên tập xây dựng đề án "Đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Đây là đề án quan trọng, đang trong quá trình soạn thảo để trình Bộ Chính trị.

Trình bày báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó ban Kinh tế Trung ương, đánh giá đô thị hóa, phát triển đô thị đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 45%, đến năm 2030 đạt khoảng 50%.

Đô thị phát triển chưa đồng đều

Trong khi đó, tỷ lệ đô thị hoá cả nước đang tăng nhanh từ 30,5% năm 2010 lên khoảng 40% năm 2020; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để thực hiện được mục tiêu trên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giao cho Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và địa phương thực hiện đề án "Đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

phat trien do thi Viet Nam, anh 1

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh chủ trì buổi làm việc. Ảnh: Thành Trung.

Những mục tiêu quan trọng được đặt ra là tăng cường quản lý đô thị, phát triển các đô thị vệ tinh, hạn chế xu hướng tập trung quá mức vào các đô thị lớn; xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, đô thị thông minh, đa dạng về loại hình, có bản sắc đặc trưng về kiến trúc, văn hoá ở từng địa phương.

Tuy nhiên, đô thị hoá, phát triển đô thị nước ta còn nhiều hạn chế. Đô thị hóa không đồng đều, tỷ lệ đô thị hóa còn thấp so với khu vực ASEAN và bình quân của thế giới. Quá trình đô thị hóa mật độ thấp và phân tán, gây lãng phí về đất đai, hạn chế tích tụ kinh tế.

Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và có dấu hiệu quá tải tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, quản lý đô thị còn nhiều bất cập.

Hoàn thiện đề án trình Bộ Chính trị trong tháng 7

Chỉ đạo tại buổi làm việc, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh ghi nhận những kết quả đã thực hiện của tổ biên tập xây dựng đề án. Ông giao tổ biên tập hoàn thiện, lưu ý bám sát các chủ trương, định hướng lớn về phát triển đô thị đã nêu trong văn kiện Đại hội Đảng XIII.

"Đề án cần tập trung làm rõ yêu cầu đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hóa, đề xuất được các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống đô thị hài hòa, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương", Trưởng ban Kinh tế Trung ương yêu cầu.

phat trien do thi Viet Nam, anh 2

Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh xây dựng đề án là nhiệm vụ quan trọng mà Bộ Chính trị giao phó. Ảnh: Thành Trung.

Đề án cần hoàn thiện thể chế, công cụ quản lý, xây dựng mô hình chính quyền đô thị gắn với quản trị đô thị hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng phát triển đô thị cả về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, kiến trúc, nhà ở, chất lượng sống của người dân.

Về phát triển đô thị, ông Tuấn Anh yêu cầu có các nhiệm vụ và giải pháp xây dựng các đô thị theo hướng xanh, văn minh, có bản sắc và có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực của phát triển. Tính kết nối giữa các đô thị trong nước và khu vực phải được chú trọng, gắn kết phát triển đô thị và nông thôn.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương đề nghị tổ biên tập tiếp thu ý kiến các thành viên Ban chỉ đạo, các chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện đề án bảo đảm chất lượng và tiến độ, dự kiến trình Bộ Chính trị cuối tháng 7.

"Trên cơ sở đó sẽ đề xuất Bộ Chính trị ban hành nghị quyết chuyên đề về một số chủ trương, chính sách về đô thị hóa, phát triển đô thị và kinh tế đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ông Tuấn Anh thông tin.

Chính sách về đất đai cần có tính đột phá

Trưởng ban Kinh tế Trung ương mong muốn chính sách về đất đai cần có tính đột phá, khơi thông, mở đường cho khai thác, phát huy nguồn lực để phục vụ phát triển.

Trưởng ban Kinh tế TW Trần Tuấn Anh thăm Đại học Quốc gia TP.HCM

Trưởng ban Kinh tế Trung ương đánh giá Đại học Quốc gia TP.HCM đã đổi mới toàn diện giáo dục đại học, đóng góp vào cơ chế quản lý giáo dục hiện đại, chuẩn mực quốc tế.

Sơn Hà

Bạn có thể quan tâm