Cơ sở hạ tầng hạn chế khiến Ấn Độ kém thu hút nhà đầu tư lớn từ nước ngoài. Ảnh: Ryosuke Hanada. |
Với 3 nhà máy chip được khởi công tháng 3 vừa qua, Ấn Độ ngày càng tỏ rõ tham vọng trở thành cường quốc về sản xuất chất bán dẫn. Tuy nhiên, quá trình này còn gặp nhiều khó khăn do những hạn chế về cơ sở hạ tầng, theo Nikkei Asia.
Dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ nỗ lực thu hút đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn thông qua cải cách thuế và trợ cấp. Cuối tháng 2, chính phủ nước này đã phê duyệt việc xây dựng 3 cơ sở bán dẫn.
Cơ sở đầu tiên là một trung tâm chế tạo thuộc sở hữu của Tata Electronics và Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn Powerchip. Cơ sở thứ 2 là nhà máy lắp ráp do Renesas Electronics của Nhật Bản, Stars Microelectronics của Thái Lan và CG Power của Ấn Độ đồng sở hữu. Cả 2 đều nằm ở bang Gujarat, quê hương của Thủ tướng Ấn Độ Modi.
Nhà máy còn lại thuộc Công ty Lắp ráp và Thử nghiệm Chất bán dẫn Tata, được đặt tại bang Assam.
Thủ tướng Ấn Độ phát biểu tại lễ khởi công 3 nhà máy bán dẫn hôm 13/3. Ảnh: Ryosuke Hanada. |
Tại lễ khởi công xây dựng 3 nhà máy, Natarajan Chandrasekaran - chủ tịch công ty Tata Sons cho biết những trung tâm sản xuất chất bán dẫn này "sẽ có tác động lâu dài đến toàn quốc”.
Cũng trong buổi lễ này, ông Modi nhận định: “Chẳng bao lâu nữa, Ấn Độ sẽ trở thành một trong những cường quốc toàn cầu trong lĩnh vực bán dẫn”.
Trong bối cảnh Trung Quốc lao đao với những từ Mỹ, Ấn Độ đã nhanh chóng vươn lên trở thành trung tâm sản xuất mới đầy hứa hẹn cho hoạt động kinh doanh toàn cầu.
Trong một cuộc khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản được thực hiện năm 2023, Ấn Độ được bình chọn là quốc gia tiềm năng nhất cho kinh doanh trung hạn, trong khi Trung Quốc tụt xuống hạng 3. Tỷ lệ người được hỏi bày tỏ quan ngại về cơ sở hạ tầng của Ấn Độ đã giảm dần trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, theo Shotaro Kumagai từ Viện nghiên cứu Nhật Bản, việc sản xuất chất bán dẫn ở Ấn Độ còn phải đối mặt với nhiều thách thức về “điện, nước và nhân lực”. Ông cho biết ngay cả những khu vực có cơ sở hạ tầng tốt hơn như Gujarat vẫn bị mất điện tạm thời.
“Năng suất sản xuất thấp có thể khiến các trung tâm sản xuất cuối cùng tạo ra ít lợi nhuận hơn”, ông Kumagai giải thích.
Nhiều công ty vẫn thận trọng khi đầu tư vào Ấn Độ. Hiện lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn chiếm chưa đến 20% tổng sản phẩm quốc nội, ít hơn mục tiêu 25% mà chính phủ Ấn Độ đặt ra.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.