Ở ngoài khơi đảo Hải Nam của Trung Quốc trên Biển Đông, một đường hầm dưới nước đưa tàu ngầm vào một hầm chứa khiến người ta liên tưởng đến một cảnh trong loạt phim James Bond 007.
|
Hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc gây ra quan ngại với các nước ở Châu Á. Ảnh: Infonet |
Từ căn cứ này, tàu ngầm có thể đến và đi khỏi khu vực Biển Đông và tránh sự phát hiện của máy bay do thám của Hải quân Mỹ. Bản thân những nhân viên quan sát của Hải quân Mỹ cũng cho biết, suốt nửa thế kỷ qua Trung Quốc đã thâm nhập vào vùng biển một cách tự dọ không biết bao nhiêu lần.
Hạm đội tàu ngầm diesel và hạt nhân phản ánh nỗ lực của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm đảm bảo an ninh đường lãnh hải, rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Điều đó cũng gây ra sự bất bình đối với các nước kế cận chịu ảnh hưởng bởi tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc.
Hiện các nước như Ấn Độ, Australia và Việt Nam đang nâng cấp hạm đội dưới nước và tập trung xây dựng một đội máy bay do thám hùng hậu. Một nguy cơ tiềm ẩn là một cuộc đụng độ chỉ gồm các tàu tuần duyên và tàu cá có thể biến thành xung đột quân sự.
Ông Bill Hayton, tác giả cuốn sách Biển Đông: Cuộc tranh giành quyền lực ở Châu Á nói: “Các nước đang nghĩ rằng, chúng ta phải gây nghi hoặc đối với các đô đốc Hải quân Trung Quốc bằng một lực đẩy đáng kể. Rõ ràng là họ nghĩ như vậy bởi nếu không thì tại sao họ lại đua nhau mua tàu ngầm và tên lửa chống hạm?”.
Chi tiêu quốc phòng ở Châu Á và Châu Đại Dương đã tăng 3.6% thành 407 tỉ USD vào năm 2013 (theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm - SIPRI), và đây cũng là khu vực duy nhất có chi tiêu quốc phòng tăng lên mỗi năm kể từ khi SIPRI bắt đầu lập số liệu từ năm 1988. Đứng đầu là Trung Quốc với chi tiêu tăng 7.4%, tiếp theo là khu vực Đông Nam Á với 5%.
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng lên Quốc hội Mỹ vào tháng 4/2014, Hải quân Quân Giải phóng Nhân Dân Trung Quốc hiện có 56 tàu ngầm quân sự, 51 trong số đó được chạy bằng diesel và 5 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Cũng theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Trung Quốc có tới 3 tàu ngầm hạt nhân có thể phóng tên lửa đạn đạo và có thể có thêm 5 chiếc nữa trong tương lai. Báo cáo cũng cho biết các tàu ngầm này sẽ mang theo tên lửa JL-2, có tầm xa ước tính khoảng 7.400 km và sẽ “cho phép Hải quân Trung Quốc khả năng tấn công hạt nhân trên biển đáng kể”.
Theo ông Dean Cheng, một nhà nghiên cứu chính trị và nội vụ Trung Quốc tại Washington, cho biết, tầm xa đó sẽ cho phép tên lửa bắn trúng Hawaii nếu được phóng từ phía Tây Thái Bình Dương, và đến California nếu được bắn từ giữa đại dương.
Hạm đội tàu ngầm được trang bị các loại tên lửa chống hạm và thủy lội sẽ giúp hiện thực hóa một mục tiêu khác của ông Tập, đó là sẵn sàng quân bị để chiến đấu và chiến thắng “chiến tranh địa phương” trong thời đại thông tin. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ có tàu ngầm, không quân và các loại tên lửa trên bộ và dưới mặt nước biển, tất cả được điều khiển bởi một hệ thống chỉ huy tối tân bao gồm từ hệ thống máy tính tới hoạt động thu thập thông tin tình báo.
Chuyên gia phân tích công nghệ quân sự của Trung Quốc tại viện Lowy ở Sydney, ông Sam Roggeveen nói, ”Sự phát triển mà họ (Trung Quốc) đã đạt được trong vòng 20 năm trở lại đây ở nhiều phương diện, bao gồm tàu chiến, máy bay, tên lửa, xe cơ giới, xe tăng, tàu ngầm, còn hơn nhiều so với sự phát triển của Mỹ vốn rất giỏi về công nghệ quân sự”.
Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục kêu gọi hoàn thiện hơn nữa quân đội. Vào ngày 22/9, ông phát biểu rằng Quân đội Trung Quốc cần phải nâng cao tinh thần chiến đấu và tôi luyện hơn nữa nhằm để chiến thắng nếu có xung đột trong khu vực xảy ra.
Sự xuất hiện của máy bay do thám của Mỹ gần vùng biển Trung Quốc cho thấy nhu cầu tìm hiểu quân sự Trung Quốc, và vào ngày 19/8 máy bay đã bắt gặp một phi cơ chiến đấu của Trung Quốc ở khoảng cách chỉ hơn 6m gần đảo Hải Nam, sự việc mà Lầu Năm Góc mô tả là “hành động thiếu an toàn và thiếu chuyên nghiệp” của phía Trung Quốc.
Đô đốc Samuel Locklear, chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ, phát biểu trước Thượng Viện Mỹ vào tháng 3 năm nay rằng, “Sự nâng cao khả năng chiến đấu của tàu ngầm Trung Quốc là rất đáng kể”. Theo báo chí đưa tin, sau đó ông Locklear còn nói với Thượng Nghị sĩ Kelly Ayotte rằng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng Mỹ sẽ khiến hạm đội tàu ngầm chiến đấu sẽ giảm từ 55 xuống còn 42 chiếc vào năm 2029.
Nhà phân tích Dean Cheng nói: “Cùng với bom nguyên tử, tàu ngầm có lẽ là một trong những vũ khi mạnh nhất, bởi vì hoạt động của chúng rất bí mật và lặng lẽ, tưởng như chúng có ở khắp nơi. Trong thủy chiến, chúng có thể gây thiệt hại trước tiên đối với hải quân địch”.
Chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc thể hiện ở sự xuất hiện của tàu ngầm tên lửa ở Biển Đông, nơi nước này lấy vùng hải phận đến 90% vùng biển và đang tranh chấp lãnh hải với những nước như Việt Nam và Phillippines. Khoảng một nửa lượng hàng buôn bán của thế giới đều đi qua Biển Đông, với giá trị hàng hóa mỗi năm đạt khoảng
5.3 nghìn tỉ USD.
Căng thẳng nổ ra vào tháng Năm khi Trung Quốc quyết định hạ đạt giàn khoan dầu trong vùng biển của Việt Nam và lại tiếp tục xây dựng đường băng sân bay trên quần đảo Hoàng Sa. Việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa cũng khiến cho nhiều nước trong khu vực có chủ quyền với quần đảo tỏ ra bức xúc.
Ông Roggeveen nói thêm: “Bây giờ thì Trung Quốc coi những hành động của nước này như là phản ứng đối với các nước trong khu vực. Giàn khoan dầu mà họ hạ đặt không phải là phản ứng đáp trả, mà là hành động xâm phạm đơn phương của Trung Quốc”.
Hành động đột nhập của tàu ngầm Trung Quốc qua eo biển Malacca vào Ấn Độ Dương là nguyên nhân khiến Ấn Độ lo lắng. Hải quân nước này vừa mới chính thức công bố chiến hạm chống tàu ngầm sản xuất nội địa vào tháng 8 và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hứa sẽ nâng cấp quốc phòng để “không ai dám liếc nhìn thù địch với Ấn Độ”.
Những lo ngại trên còn tăng lên khi một tàu ngầm diesel loại 039 thuộc lớp Song đã cập cảng Cửa khẩu Thương mại Quốc tế tại thủ đô Colombo của Sri Lanka vào tháng 9, chỉ vài ngày trước chuyến thăm Ấn Độ của ông Tập ở New Delhi. Ấn Độ Dương là nơi các tuyến giao thương mang theo 80% lượng dầu thô trên biển của thế giới, phần lớn đến Trung Quốc và Nhật Bản.
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc viết rằng: “Nếu anh phụ thuộc vào hoạt động giao thương trên biển và nếu anh không muốn mình phải phụ thuộc vào nước khác để thâm nhập vùng biển, anh sẽ muốn xây dựng lực lượng có thể bảo vệ đường biển”.
Trả lời trước câu hỏi về sự kiện trên ở Sri Lanka, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng tàu ngầm dừng lại ở Colombo lúc đó đang trên đường đến vịnh Aden ngoài khơi Somalia để thực hiện nhiệm vụ hộ tống của hải quân.
Trong lúc Trung Quốc đang vươn tay ra thế giới, hải quân các nước trong khu vực đang đáp trả lại. Ngày 25/10, Ấn Độ nói rằng họ sẽ tiếp tục cải tiến hạm đội tàu ngầm 15 chiếc của họ và sẽ dành một khoản ngân sách 800 tỉ rupee (
13 tỉ USD) để chế tạo tàu trong nước. Tháng trước, Ấn Độ đã nhận thêm máy bay do thám vùng biển Boeing P-81 thứ năm cho quân đội của họ.
Báo
Thanh Niên cũng đưa tin rằng Việt Nam đã mua thêm 3 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga và dự kiến sẽ có thêm 3 tàu nữa vào năm 2016. Các tàu ngầm này đều chạy bằng diesel và là một phần thỏa thuận có giá trị
2 tỉ USD vào năm 2009 giữa Việt Nam và Nga.
Theo tạp chỉ IHS Jane’s Defence Weekly, Indonesia sẽ đưa vào sử dụng trong quân đội 12 tàu ngầm và dự định mua thêm 2 tàu nữa từ Hãng Đóng tàu và Kỹ thuật Biển Daewoo.
Theo chính phủ Australia, nước này đang có ý định thay thế và mở rộng hạm đội 6 tàu ngầm diesel mang tên lửa định hướng thuộc lớp Collins. Báo cáo Tài chính Úc ghi rằng, Úc sẽ chỉ một khoản ngân sách khoảng 20 tỉ đôla Úc (
17.6 tỉ USD) cho 12 tàu ngầm mới.
Singapore, hiện đang có 6 tàu ngầm, đã đặt hàng thêm 2 tàu ngầm nữa của Tập đoàn Hàng hải ThyssenKrupp. Đài Loan hiện có 4 tàu ngầm, 2 trong số đó đã quá hạn tham chiến và hiện đang được sử dụng với mục đích luyện tập. Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, họ có ý định xây dựng hạm đội tàu của riêng mình và sẽ cần sự trợ giúp của Mỹ và các nước khác.
Theo ông Felix Chang, một thành viên của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Philadelphia, Mỹ cho biết, căn cứ tàu ngầm ở Hải Nam là trung tâm của chiến lược của Trung Quốc. Đảo trước đây có một căn cứ tàu ngầm có từ thời Thế chiến II nằm ở phía Đông Nam của Tam Á, nay là một thành phố du lịch nổi tiếng.
Bởi Tam Á hiện nay đã trở thành một thành phố lớn, Hải quân Trung Quốc chuyển sang xây dựng căn cứ mới ở nơi khác. Một căn cứ nằm ở phía Tây Nam thành phố Tam Á sẽ trở thành căn cứ tàu ngầm chính, còn hai khu vực ở vịnh Á Long ở phía Tây sẽ là một căn cứ nổi gồm hai cầu càng lớn có thể neo tàu sân bay ở phía Bắc, và ở phía Nam là sẽ là nơi dành cho các tàu ngầm hạt nhân chỉ có một đường bộ duy nhất vào căn cứ, được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt.
Ngoài ra khu vực này còn có bốn cầu cảng nhô ra từ bờ biển có thể thấy rõ, đủ để neo 8 tàu ngầm. Ở phía Nam của cầu càng này là một đường hầm dưới nước, rộng khoảng 16m, dẫn đến một hầm chứa bên dưới một ngọn đồi.
Ông Chang nói: “Tôi không tin rằng đường hầm dành cho tàu ngầm ở vịnh Á Long lại lớn như căn cứ ngầm trong phim Bond. Chúng sẽ khá chật chội, bởi việc phá đá và xây dựng cột dầm ở khu vực đó rất đắt đỏ ngoài đời thực”.